Rừng Na Uy
Haruki, Naoko và Midori dường như là “điểm cực nóng” để tác giả phô diễn nỗi sợ ngàn đời vẫn âm ỉ thổi lửa trong tiềm thức con người ấy. Ai là người sợ hãi thế giới này nhất? Điều đó không quan trọng. Nó là một phần của tuổi trẻ. Nhưng trong những lớp lang kí ức đó, có người bị sự sợ hãi chèn ép không thương tiếc và rớt ngay xuống đầm lầy cùng nhau, có người vẫn lạc quan, dũng cảm sống tiếp vì

Rừng Na Uy như cuốn từ điển sống về nỗi cô đơn mà ở đó Murakami đã giải nghĩa bằng cách dạng thức khác nhau, tinh tế và đầy đủ…

Câu chuyện kể lại bằng hồi ức của Watanabe, khi nó đã diễn ra rất lâu… Nó bàng bạc nỗi cô đơn tự thân của con người trong thế giới đó, hơn nữa nó còn chất chứa sự hối tiếc, cho những năm tháng không thể níu giữ ấy.

Mỗi nhân vật trong Rừng Na Uy là một nỗi buồn, nỗi cô đơn tột cùng.

Nhân vật ám ảnh độc giả nhất, day dứt mãi có lẽ là Kizuki, người chỉ tồn tại trong hồi ức khi đột ngột chấm dứt mãi mãi tuổi 17 bằng cách dùng hơi ga tự vẫn.

Còn Naoko cũng chất chứa một vết thương lòng sâu hoắm. Cô buồn, cũng cô đơn, nhưng không tìm cách che giấu nhưng lại chẳng thể bộc lộ.

Toru là kẻ đã bấn loạn vì tình yêu, nhưng cậu vẫn sống. Cậu dám sống với chính mình, là kẻ chẳng có gì đặc biệt, là kẻ cô đơn, ít bạn. Ở cậu vẫn chất chứa một nỗi buồn, một sự ảm đạm, một sự mệt mỏi tột cùng. Nhưng còn có một điểm sáng, một tình yêu, dù nó thực sự cô đơn.

Cuối cùng là Reiko dù cuộc sống có khắc nghiệt vần xoay cô tới đâu, cô vẫn biết vấn đề của mình, và kiểm soát nó. Reiko chính là khúc vĩ thanh cuối cùng của bản nhạc buồn ấy, cô đóng lại tất cả cái không khí ảm đạm ấy bằng chút tia sáng của cuộc đời mình.

Tuổi trẻ của các nhân vật trong Rừng Nauy diễn ra vào những năm 69, thời kỳ đầy biến động ấy. Cũng có những cuộc bãi khóa, cũng nói đến chính trị, cũng chủ nghĩa Marx,… nhưng nhắc tới với sự thờ ơ tột cùng. Thế giới vẫn đảo điên, còn mình thì vẫn sống.

Haruki, Naoko và Midori dường như là “điểm cực nóng” để tác giả phô diễn nỗi sợ ngàn đời vẫn âm ỉ thổi lửa trong tiềm thức con người ấy. 
Ai là người sợ hãi thế giới này nhất? Điều đó không quan trọng. Nó là một phần của tuổi trẻ.
Nhưng trong những lớp lang kí ức đó, có người bị sự sợ hãi chèn ép không thương tiếc và rớt ngay xuống đầm lầy cùng nhau, có người vẫn lạc quan, dũng cảm sống tiếp vì thấu suốt đạo lí.

“Giản dị như sự thật

Như bốn mùa

Như sống chết”

Khép lại cuốn sách có lẽ sẽ là “Điều gì xảy ra khi con người mở lòng họ?”. “Họ sẽ tốt hơn”. Bởi vì mỗi một con người đều sẽ tìm thấy chân thân bất toàn của mình trỗi dậy từ đầm lầy những buồn đau rất đỗi đời thường nhưng cũng đầy mê hoặc, huyền ảo và siêu thực của tuổi thanh xuân. 
Đó là một ta rất mới, rất đẹp, rất dũng cảm và hi vọng vào mọi điều tốt đẹp hơn nữa sẽ đến với cuộc sống này.

Bạn có thể tìm đọc cuốn sách tại Thư viện trường - Phòng tư liệu Tiếng Việt - với kí hiệu xếp giá 895.63HAR

Bình luận