Dòng Nội dung
1
2
Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và mối lo lắng khi học ngoại ngữ của sinh viên đại học = Emotional intelligence and its correlation with foreign language anxiety among university students / Phạm Văn Hiếu, Vũ Thị Thu. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 64/2020
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2020
tr. 47-62

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc EQ (khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ, hành động của bản thân và người khác) và mối lo lắng khi học ngoại ngữ của sinh viên không chuyên tiếng Anh. Đối tượng tham gia nghiên cứu là 300 học viên được lựa chọn ngẫu nhiên trong số sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai tại Trường Đại học Phòng cháy và Chữa cháy, trong đó bao gồm cả sinh viên là học sinh phổ thông và cán bộ, chiến sĩ đi học. Các tác giả đã sử dụng hai bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu nhằm xác định mức độ lo lắng và mức độ trí tuệ cảm xúc của người học. Bảng câu hỏi đầu tiên là thang đo mức độ lo lắng trong lớp học ngoại ngữ (FLACS) của Horwitz, Howitz and Cope (1986), bảng câu hỏi thứ hai là thang đo trí tuệ cảm xúc (EQ-i) của Bar-on (1997) (phiên bản ngắn gọn). Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối tương quan nghịch giữa trí tuệ cảm xúc cũng như tất cả các thành tố của trí tuệ cảm xúc và mối lo lắng ở sinh viên khi học ngoại ngữ.

3
Nghiên cứu xu hướng đọc cùa sinh viên học chuyên ngành bằng tiếng Anh tại một trường đại học công lập = An investigation into emi students' reading tendency at a public university / Nguyễn Thị Trang, Vũ Thị Thu // Tạp chí Khoa học ngoại ngữ Số 72/2022

Tr. 34 - 51

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu về tần suất đọc tài liệu, xu hướng đọc của sinh viên thuộc các khoa giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Trường Đại học Hà Nội cũng như một số dạng nhiệm vụ học tập yêu cầu hoạt động đọc của sinh viên. Đối tượng khảo sát bao gồm 134 sinh viên của Khoa Quốc tế học và Khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch. Kết quả nghiên cứu phản ánh phần lớn sinh viên dành nhiều thời gian để đọc tài liệu. Sinh viên cũng rất thích đọc các nguồn tài liệu từ thư viện nhà trường, đặc biệt là sách và các nguồn tham khảo tiếng Anh. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số chiến lược đọc mà đối tượng này thường sử dụng. Từ những kết quả thu được từ bảng hỏi và phỏng vấn sinh viên, tác giả đề xuất một số ý kiến về việc tạo dựng danh mục tài liệu cần đọc cũng như hướng dẫn phương pháp đọc nhằm góp phần tốiưu hóa hiệu quả việc học của sinh viên