Dòng Nội dung
1
Có phải là “bảo thủ, giáo điều”? / Hoàng Công. // Lý luận chính trị. 2013, Số 11.
2013
tr. 52-59.

Phê phán một số ý kiến cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là “bảo thủ, giáo điều”, tác giả khẳng định tính đúng đắn, khoa học, khách quan của học thuyết Mác-Lê nin từ cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu; từ giá trị nhận thức mới của học thuyết Mác-Lê nin; giá trị thực tiễn của lý luận đó. Tác giả khẳng định, Hồ Chính Minh là tấm gương về sự trung thành đầy sáng tạo đối với chủ nghĩa Mác-Lê nin. Không thể tác rời Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lê nin, song cũng không thể đồng nhất Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lê nin.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin trong đổi mới dạy - học lãnh đạo, quản lý. / Lê Ngọc Hùng. // Lý luận chính trị. 2014, Số 5.
2014
tr. 46-50.

Lênin chỉ ra nhiệm vụ của chính đảng mác xít khi đã giành được chính quyền là quản lý đất nước. Nhiệm vụ quản lý này chủ yếu nhằm mục tiêu kinh tế, nâng cao năng suất lao động. Để tiến lên CNXH những người cộng sản phải học các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới nhất, phải nghiên cứu và đào tạo, áp dụng các tri thức khoa học kỹ thuật. Từ lý luận và thực tiễn cho thấy vấn đề đang đặt ra hiện nay của Việt Nam là tập trung vào học cách lãnh đạo, quản lý khoa học để tăng nhanh năng suất lao động xã hội. Công tác dạy-học lãnh đạo, quản lý phải đổi mới và nâng cao chất lượng theo quan điểm của Lênin: học và vận dụng nghiêm túc, hệ thống các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới nhất của thế giới, thể hiện trong việc biên soạn, giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu về lãnh đạo, quản lý.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)