Thông tin về luận án Tiến sĩ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  Lê Thị Ngọc Hà

2. Giới tính:  Nữ

3. Ngày sinh: 15/4/1980

4. Nơi sinh:  Đà Nẵng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 426/QĐ-ĐHHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Gia hạn lần 1 (1281/QĐ-ĐHHN); Gia hạn lần 2 (1732/QĐ-ĐHHN)

7. Tên đề tài luận án:  

Impacts de l’enseignement des stratégies d’écriture sur la performance en production des textes argumentatifs des étudiants en Français Langue Etrangère à L’École Supérieure des Langues Etrangères – Université de Danang

Ảnh hưởng của việc dạy chiến lược viết đối với năng lực viết văn bản nghị luận của sinh viên tiếng Pháp, Trường Đại Học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp

 9. Mã số chuyên ngành:  92220203

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Thị Cúc Phương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án (đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, luận điểm mới về khoa học và thực tiễn của luận án):

Đây là luận án tiếng Pháp đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về tác động của dạy chiến lược viết đối với năng lực viết của người học ở bậc Đại học.

Kết quả nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quan về việc sử dụng các chiến lược viết của sinh viên học Tiếng Pháp như ngoại ngữ tại Việt Nam và làm rõ vai trò của dạy chiến lược viết đối với kết quả học tập của người học.

Kết quả nghiên cứu góp phần chứng minh rằng việc dạy các chiến lược học tập hoàn toàn có thể tích hợp trong giờ học ngoại ngữ và có tác động tích cực đối với việc phát triển chiến lược học tập của người học cũng như năng lực học ngoại ngữ của họ.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Có thể nói, luận án có những đóng góp nhất định cho việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng Pháp nói riêng. Kết quả và phân tích của luận án giúp cho người dạy ngoại ngữ có cái nhìn tổng quát về vai trò của dạy chiến lược học tập trong quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, đồng thời hiểu sâu hơn về tác động của dạy chiến lược đối với kết quả học tập của người học.

Bên cạnh đó, luận án đưa ra những ưu khuyết điểm của các mô hình giảng dạy chiến lược và kết quả thực nghiệm trong việc áp dụng mô hình CALLA, qua đó giúp cho giáo viên dạy ngoại ngữ có những gợi ý cụ thể để thực hiện việc dạy chiến lược trong các giờ học ngoại ngữ, một vấn đề có thể nói vẫn còn mới mẻ trong đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam.

Mặt khác, nghiên cứu cũng đưa ra gợi ý cho công tác biên soạn và thiết kế tài liệu giảng dạy chiến lược học tập, đặc biệt là giảng dạy chiến lược viết, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy ngoại ngữ ở các trường Đại học tại Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Dựa trên những kết quả chính của nghiên cứu, chúng tôi muốn đề xuất một số hướng mở cho các nghiên cứu trong tương lai như sau:

Thứ nhất, vì đề tài được thực hiện trong phạm vi một trường đại học nên kết quả nghiên cứu phần nào còn thiếu tính khái quát. Nghiên cứu trong tương lai cần khắc phục hạn chế này.

Thứ hai, một khuyến nghị xuất phát từ một hạn chế của nghiên cứu này đó là chỉ có một nhóm thực nghiệm mà không có nhóm đối chứng. Vì vậy nghiên cứu trong tương lai cần thực hiện với cả nhóm thực đối chứng để đánh giá chính xác hơn tác động của việc dạy chiến lược.

Thứ ba, nghiên cứu này chỉ tập trung vào một thể loại viết (văn lập luận). Các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu với các thể loại khác (ví dụ: tường thuật, miêu tả, giải thích, v.v.) để xem các chiến lược tác động như thế nào đến những thể loại viết này.

Thứ tư, việc nghiên cứu tính tồn tại lâu dài của tác dụng của các chiến lược dạy học cũng rất quan trọng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị rằng nên thực hiện nghiên cứu dọc để xác định xem người học có tiếp tục sử dụng các chiến lược trong thời gian dài hay không và để tìm ra những thay đổi có thể xảy ra khi họ sử dụng các chiến lược học tập ...

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Khảo sát việc sử dụng chiến lược viết của sinh viên học tiếng Pháp tại Đại học Đà Nẵng. Lê Thị Ngọc Hà. Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống. Số: 8(301)-2020.Trang: 65-71. Năm 2020.

Revue de la littérature des recherches empiriques sur les stratégies d’écriture en langue seconde. Lê Thị Ngọc Hà. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự. Số: 25 (5/2020).Trang: 100-106. Năm 2020.

Thông tin tóm tắt 

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  Lê Thị Ngọc Hà

2. Giới tính:  Nữ

3. Ngày sinh: 15/4/1980

4. Nơi sinh:  Đà Nẵng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 426/QĐ-ĐHHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Gia hạn lần 1 (1281/QĐ-ĐHHN); Gia hạn lần 2 (1732/QĐ-ĐHHN)

7. Tên đề tài luận án:  

Impacts de l’enseignement des stratégies d’écriture sur la performance en production des textes argumentatifs des étudiants en Français Langue Etrangère à L’École Supérieure des Langues Etrangères – Université de Danang

Ảnh hưởng của việc dạy chiến lược viết đối với năng lực viết văn bản nghị luận của sinh viên tiếng Pháp, Trường Đại Học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp

 9. Mã số chuyên ngành:  62220201

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Thị Cúc Phương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án (đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, luận điểm mới về khoa học và thực tiễn của luận án):

Đây là luận án tiếng Pháp đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về tác động của dạy chiến lược viết đối với năng lực viết của người học ở bậc Đại học.

Kết quả nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quan về việc sử dụng các chiến lược viết của sinh viên học Tiếng Pháp như ngoại ngữ tại Việt Nam và làm rõ vai trò của dạy chiến lược viết đối với kết quả học tập của người học.

Kết quả nghiên cứu góp phần chứng minh rằng việc dạy các chiến lược học tập hoàn toàn có thể tích hợp trong giờ học ngoại ngữ và có tác động tích cực đối với việc phát triển chiến lược học tập của người học cũng như năng lực học ngoại ngữ của họ.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Có thể nói, luận án có những đóng góp nhất định cho việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng Pháp nói riêng. Kết quả và phân tích của luận án giúp cho người dạy ngoại ngữ có cái nhìn tổng quát về vai trò của dạy chiến lược học tập trong quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, đồng thời hiểu sâu hơn về tác động của dạy chiến lược đối với kết quả học tập của người học.

Bên cạnh đó, luận án đưa ra những ưu khuyết điểm của các mô hình giảng dạy chiến lược và kết quả thực nghiệm trong việc áp dụng mô hình CALLA, qua đó giúp cho giáo viên dạy ngoại ngữ có những gợi ý cụ thể để thực hiện việc dạy chiến lược trong các giờ học ngoại ngữ, một vấn đề có thể nói vẫn còn mới mẻ trong đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam.

Mặt khác, nghiên cứu cũng đưa ra gợi ý cho công tác biên soạn và thiết kế tài liệu giảng dạy chiến lược học tập, đặc biệt là giảng dạy chiến lược viết, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy ngoại ngữ ở các trường Đại học tại Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Dựa trên những kết quả chính của nghiên cứu, chúng tôi muốn đề xuất một số hướng mở cho các nghiên cứu trong tương lai như sau:

Thứ nhất, vì đề tài được thực hiện trong phạm vi một trường đại học nên kết quả nghiên cứu phần nào còn thiếu tính khái quát. Nghiên cứu trong tương lai cần khắc phục hạn chế này.

Thứ hai, một khuyến nghị xuất phát từ một hạn chế của nghiên cứu này đó là chỉ có một nhóm thực nghiệm mà không có nhóm đối chứng. Vì vậy nghiên cứu trong tương lai cần thực hiện với cả nhóm thực đối chứng để đánh giá chính xác hơn tác động của việc dạy chiến lược.

Thứ ba, nghiên cứu này chỉ tập trung vào một thể loại viết (văn lập luận). Các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu với các thể loại khác (ví dụ: tường thuật, miêu tả, giải thích, v.v.) để xem các chiến lược tác động như thế nào đến những thể loại viết này.

Thứ tư, việc nghiên cứu tính tồn tại lâu dài của tác dụng của các chiến lược dạy học cũng rất quan trọng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị rằng nên thực hiện nghiên cứu dọc để xác định xem người học có tiếp tục sử dụng các chiến lược trong thời gian dài hay không và để tìm ra những thay đổi có thể xảy ra khi họ sử dụng các chiến lược học tập ...

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Khảo sát việc sử dụng chiến lược viết của sinh viên học tiếng Pháp tại Đại học Đà Nẵng. Lê Thị Ngọc Hà. Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống. Số: 8(301)-2020.Trang: 65-71. Năm 2020.

Revue de la littérature des recherches empiriques sur les stratégies d’écriture en langue seconde. Lê Thị Ngọc Hà. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự. Số: 25 (5/2020).Trang: 100-106. Năm 2020.

Thông tin tóm tắt: 

Thông tin chi tiết : 

Bình luận