Mắt sói
Trong “Mắt sói”, tôi được chứng kiến cuộc giao tiếp đặc biệt. Không lời chào, không lời mở đầu. Không bất cứ ngôn ngữ nào được sử dụng. Chỉ có ánh mắt giữa người và sói là hình thức giao tiếp duy nhất. Nếu ban đầu Sói dửng dưng trước sự chú ý của cậu bé thì chính sự kiên nhẫn, đồng cảm của cậu bé đã khiến Sói - động vật kiêu hãnh của rừng xanh, một ngày kia quyết định gạt bỏ tự tôn của mình, gạt b

MẮT SÓI - Daniel Pennac
__________

Thể loại: tiểu thuyết, văn học Pháp
Dịch giả: Ngân Hà
Nhà xuất bản: NXB Hội nhà văn
Nhà phát hành: NXB Nhã Nam
Ngày phát hành: 23/08/2014
_________________

Đôi khi tôi ước rằng mình có khả năng nói chuyện với động vật để có thể thỏa trí tò mò của mình biết chúng nghĩ gì và đã trải qua những gì, cuộc đời chúng ra sao. Và dĩ nhiên đó là điều không thể ngoài đời thực nhưng lại hoàn toàn có thể trong trí tưởng tượng phong phú của nhà văn thiếu nhi người Pháp Daniel Pennac trong tác phẩm “Mắt sói”.

Daniel Pennac sinh năm 1944 tại Casablanca (Maroc). Thuở nhỏ, ông đã theo chân bố mẹ đi khắp nơi trên thế giới: châu u, châu Á, châu Phi... Trải nghiệm sống phong phú có được qua những chuyến phiêu lưu ấy đã góp phần không nhỏ tạo nên sự đa dạng về thể loại trong sáng tác của nhà văn.
Và ông đặc biệt ghi dấu ấn trong nền văn học Pháp với những câu chuyện viết cho thiếu nhi. 

Trong “Mắt sói”, tôi được chứng kiến cuộc giao tiếp đặc biệt. Không lời chào, không lời mở đầu. Không bất cứ ngôn ngữ nào được sử dụng. Chỉ có ánh mắt giữa người và sói là hình thức giao tiếp duy nhất. Nếu ban đầu Sói dửng dưng trước sự chú ý của cậu bé thì chính sự kiên nhẫn, đồng cảm của cậu bé đã khiến Sói - động vật kiêu hãnh của rừng xanh, một ngày kia quyết định gạt bỏ tự tôn của mình, gạt bỏ lời thề quyết không quan tâm đến con người và nhìn vào sâu trong đôi mắt cậu. Và rồi cuộc phiêu lưu về Châu Phi và những điều lý thú bắt đầu hiện ra. “Trong đôi mắt của sói, cậu khám phá ra Bắc Cực hùng vĩ, tuổi thơ bên gia đình của sói. Trong đôi mắt của cậu bé, sói được nếm trải cuộc phiêu lưu kỳ thú của cậu bé ở ba miền Châu Phi cùng những người bạn động vật.”
CÁCH CHÚNG TA ĐỐI XỬ VỚI THIÊN NHIÊN
Gửi gắm qua lăng kính cái nhìn của Sói về con người, Pennac muốn nói về cách chúng ta đối xử với thiên nhiên.
Suy nghĩ và lời thề “không một mảy may về con người, không một cái nhìn, tuyệt nhiên không có gì” của Sói, qua lời căn dặn mẹ Sói - Hắc Hỏa, con người hiện lên như hiểm họa.

“Con người! Một toán đi săn… Họ đang săn lùng cả nhà sói... Vậy tuổi thơ của mi là như vậy sao, Sói Lam? Đó là những cuộc trốn chạy các toán đi săn ư? Vâng, nó như thế đấy.”

Cả tuổi thơ Sói gắn liền với việc trốn chạy con người nhưng đâu trốn được mãi, việc chạm mặt con người như điều không thể tránh khỏi. Đó là khi cậu nhìn thấy chính người em Ánh Vàng của mình bị con người bắt. Là một người anh cả, Sói Lam đã bất chấp hiểm nguy bay “lên trên làn không khí bỏng rát trên đám lửa”để cắt sợi dây và cứu em mình. Để rồi sau đó chính mình bị bắt và bị nhốt vào sở thú!

“Tất cả vườn thú này, tất cả những con thú thoáng gặp này, chúng cũng bị giam cầm nên buồn vô cùng, những gương mặt người qua lại mà nó vờ như không nhìn thấy này, rồi những đám mây của bốn mùa bay qua, chiếc lá cuối cùng trên cây của nó rớt xuống, cái nhìn lần cuối của Gà Gô và cái ngày nó quyết định không động tới khẩu phần thịt của nó nữa…”
MONG ƯỚC CHUNG SỐNG HÒA BÌNH VÀ HẠNH PHÚC CÙNG THIÊN NHIÊN
Nếu hiện lên trong mắt Sói con người là một hiểm họa thì trong con mắt của cậu bé Phi Châu, con người và động vật gắn bó với nhau như những người bạn. Hành trình lưu lạc của cậu bé khắp ba miền châu Phi đều gắn liền với những người bạn động vật. Từ Châu Phi Vàng - châu phi của cát, sa mạc Sahara của lặng im, Châu Phi Xám - nơi của thương mại, mua bán cho đến Châu Phi Xanh - nơi của rừng rậm và cây cối tươi tốt. Mỗi lần đến vùng đất mới cậu đều kết giao được với những bạn loài vật khác nhau. Nào là lạc đà Hàng Xén, Báo, bầy dê, cừu…Tất cả đều là những người bạn đường tuyệt vời trong suốt những năm tháng lưu lạc đó. 

Thế giới cuối cùng mà cậu bé đặt chân đến là “một thế giới khác”. Ở đó không còn Vua Dê, lão Toa, không có thương nhân nào cả, ở đó cậu gặp được gia đình yêu thương cậu và chung sống hài hòa với thiên nhiên. 

Nhưng THIÊN NHIÊN DẦN DẦN BỊ PHÁ HỦY…

“...- Đấy, con nhìn xem. Cha Bia nói, cách đây không lâu, rừng còn trải dài đến tận chân trời. Giờ đây người ta đã chặt hết cây rồi. Và khi cây không còn thì trời cũng chẳng mưa nữa. Đất sẽ cứng đến mức chó cũng không thể chôn xương của nó xuống”

Trong Thế Giới Khác, cậu gặp lại những người bạn động vật của mình nhưng ở một nơi khác - vườn bách thú. 

“cậu muốn gì nào, họ mang cây của chúng tôi đi, tôi cũng phải quyết định theo chứ! Nhưng nhìn kìa: họ đã để những cái cây của tôi trong một cái chuồng, và tôi ở trong một cái chuồng khác”

Điều tôi ấn tượng nhất trong câu chuyện có lẽ là cách mà tác giả truyền tải thông điệp đến bạn đọc. Nếu là trẻ con có lẽ sẽ thích thú với thế giới loài vật, với những cuộc phiêu lưu mới lạ nhưng với người lớn có lẽ đó không chỉ là câu chuyện của những chuyến đi mà đó là những vấn đề nổi cộm của xã hội ngày nay: MÔI TRƯỜNG.

Nói tóm lại bằng giọng văn hài hước mà không kém phần sâu lắng, tình bạn giữa con người và loài vật cùng những khám phá vô cùng thú vị về thế giới "bốn chân" đã đem lại cho câu chuyện sức hấp dẫn khó cưỡng đối với độc giả mọi lứa tuổi cùng những bài học về cuộc sống về cách ứng xử với thiên nhiên vô cùng sâu lắng và ý nghĩa. 

Người review:Nguyễn Anh Thư
#CLBSÁCHHANU
 
Bình luận