BẮC KỲ TẠP LỤC - Variétés Tonkinose
Tác giả : Henri Souvignet
Dịch giả : Phạm Văn Tuân dịch
Thông tin xuất bản : Hà Nội : Nxb. Hội nhà văn, 2019
Ký hiệu xếp giá: 959.7 SOU
Phòng tài liệu Tiếng Việt
Thư viện Trường Đại học Hà Nội
-----------------------------------------
Henri - Emmanuel Souvignet sinh ngày 25/12/1855 tại Monsrol-sur Loire. , thuộc vùng thượng sông Loire, trong một gia đình điền chủ.
Là thành viên Hội Thừa sai Hải ngoại, ông được phân công làm việc tại giáo phận Hà Nội, và lên đường đến Bắc Kỳ ngày 8 tháng Mười một năm 1882.
Ngoại trừ hai năm thực tập tại Hà Nội và một thời gian ngắn sinh sống ở Hà Đông, toàn bộ sự nghiệp của Henri-Emmanuel gắn bó với giáo phận Phủ Lý, Hà Nam, nơi ông sống và làm việc từ năm 1894 cho đến khi qua đời vào ngày 19 tháng Ba năm 1943.
Ông nhanh chóng hấp thu tất cả những gì làm nên nét đặc sắc của cảnh vật và con người; ông quan tâm đến lịch sử, dân tộc, pháp chế, tín ngưỡng, ngôn ngữ và kiến trúc của xứ An Nam. Là một nhà nghiên cứu có đức tin mạnh mẽ, toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ truyền giáo, ông rất gắn bó với người dân nơi đây, đồng thời mong muốn lan tỏa tình cảm thân thiết ấy đến những người Pháp khác, bằng cách giúp họ nắm bắt và thích nghi với các tập tục và thiết chế của người An Nam.
Với mục đích ấy, vào năm 1903, dưới bút danh A+B, ông xuất bản cuốn Bắc Kỳ tạp lục - Variétés tonkinoises. Được thiết kế như một cuốn cẩm nang, cuốn sách mang lại cho độc giả Pháp một cái nhìn tổng quát, bao trùm về những vấn đề quan trọng nhất trong đời sống của người dân xứ thuộc địa: ngôn ngữ, giáo dục, văn học, lịch sử, tổ chức xã hội, chế độ thuế khóa, tôn giáo tin ngưỡng, cưới xin, tang lễ, hệ thực vật, v.v.
Vì nhắm đến độc giả người Pháp, nên một số ví dụ, so sánh trong cuốn sách, đặc biệt là trong phần ngôn ngữ, sẽ phù hợp với người phương Tây hơn là người Việt Nam. Mặt khác, do là góc nhìn của một linh mục Cơ đốc giáo phương Tây nên cuốn sách không thể tránh khỏi một số hạn chế, đặc biệt là những ý kiến chủ quan khi phản biện về Phật giáo và so sánh Phật giáo với Cơ đốc giáo. Ngoài ra, tác giả cũng có một số nhầm lẫn, chẳng hạn khi nói về Liễu Hạnh, về Quan Âm Thị Kính, về ngày lễ Táo quân; hoặc một số cách dùng từ ngữ khác biệt so với tiếng Việt hiện nay (về ngôn ngữ tiếng Việt, vuối thay cho với, lời thay cho trời, v.v.). Những hạn chế, nhầm lẫn trên vẫn được dịch giả giữ nguyên trong quá trình dịch thuật và biên tập, với mong muốn bảo toàn nét thú vị và đặc sắc riêng có của cuốn tạp lục này.
Cuốn sách có thể được coi như một nguồn tư liệu tham khảo, để đối sánh với các nguồn tư liệu quan phương, hiện đại khác nhằm rút ra kết luận xác thực về các vấn đề được nêu ra.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
-------------------------------------
Thư viện Trường Đại học Hà Nội
[🌐] Website: http://lib.hanu.vn/
[▶️] Fanpage: https://www.facebook.com/libhanu
[▶️] Youtube: https://www.youtube.com/@thuvientruongaihochanoi.../featured
[▶️] Instagram: https://www.instagram.com/hanu_library?utm_source=ig_web_button_share_sheet&igsh=ZDNlZDc0MzIxNw==
[📧] Email: lib@hanu.edu.vn
[☎️] Tel: 0243 8548121
[📲] Hotline: 0936146838
[🖲] Địa chỉ: Thư viện, Trường Đại học Hà Nội (Km 9, đường Nguyễn Trãi, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)