Dòng Nội dung
1
Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh : Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (Chỉnh lí, cập nhật năm 2016) / Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Hà Nội : Nxb. Lý luận chính trị, 2019
478 tr. ; 21 cm.

Tập hợp các bài viết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gồm: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; những vấn đề kinh tế chính trị của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân...; nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về đại đoàn kết...


2
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội nhân văn trong đấu tranh lý luận hiện nay. / Trần Văn Phòng. // Lý luận chính trị. 2014, Số 4.
2014
tr. 22-26.

Trong cuộc đấu tranh lý luận, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn có vai trò quan trọng, to lớn. Để phát huy vai trò của đội ngũ này tham gia đấu tranh lý luận có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu: Dân chủ hóa trong nghiên cứu, giảng dạy; đầu tư thích đáng cho công tác đấu tranh tư tưởng lý luận; xây dựng cơ chế lôi cuốn đội ngũ những nhà nghiên cứu, giảng dạy đấu tranh lý luận; phát huy vai trò và trách nhiệm cá nhân của các nhà nghiên cứu, giảng dạy đầu ngành; đổi mới phương thức đấu thầu, tuyển thầu, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu, đổi mới hoạt động của các cơ quan nghiên cứu; tăng cường tổng kết thực tiễn đấu tranh lý luận để ngăn chặn bệnh kinh nghiệm, giáo điều; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó, tinh thần tích cực, sự cố gắng, sáng tạo của bản thân các nhà khoa học là vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy phục vụ đấu tranh lý luận hiện nay.

3
Về tính quy luật của đổi mới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các mối quan hệ lớn. / Trần Văn Phòng. // Lý luận chính trị. 2014, Số 7.
2014
tr. 8-12.

Đổi mới là tất yếu, hợp quy luật phát triển xã hội. Thực tiễn 30 năm đổi mới đã cho thấy, đối với một nước có điểm xuất phát thấp như Việt Nam, đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội phải giải quyết các mối quan hệ lớn: giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.