Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Nghiên cứu đối chiếu vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Hán và tiếng Việt = The contrastive study of trivalent predicate with the meaning of "cho" in Vietnamese and Chinese / Trần Thu Hiên.
// Tạp chí khoa học ngoại ngữ Số 46/2016. Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2016tr. 48-60 Giới ngôn ngữ học Trung Quốc thường coi vị từ trong tiếng Hán là thành phần trung tâm của câu và tán thành với “thuyết vị từ trung tâm”, điều đó có nghĩa là nghĩa của vị từ quyết định biểu hiện cú pháp của nó. Nói cách khác, sự hình thành cấu trúc cú pháp của các câu trên một bình diện rộng được quyết định bởi nghĩa của vị từ trong câu. Vì vậy, nghiên cứu nghĩa của vị từ luôn là vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu cú pháp. Trong lĩnh vực nghiên cứu các vị từ tam trị tiếng Hán, các nhà ngôn ngữ học cũng rất coi trọng nghiên cứu sự kết hợp giữa ngữ nghĩa và ngữ pháp. Vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Hán mang ba tham tố (hay còn gọi là vai nghĩa), bao gồm vai tác thế, vai tiếp thể và vai bị thể, cấu trúc cú pháp được hình thành cũng khá phức tạp, do vậy, sinh viên Việt Nam khi học loại từ này thường hay mắc phải lỗi như: “孔子的学习方法给我有很多好处。”. Người học dường như hiểu rõ ý nghĩa của vị từ trong câu nhưng lại không nắm vững ý nghĩa ngữ pháp. Theo lý thuyết vai nghĩa và lý thuyết cấu trúc vị từ - tham tố, quá trình hình thành từ vị từ cho đến câu trong giao tiếp thường đề cập đến ba nội dung chính: vị từ, vai nghĩa (hay còn gọi là tham tố), và cấu trúc cú pháp. Dựa trên kết quả nghiên cứu bản thể đối với vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Trung, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu với các vị từ tương đương trong tiếng Việt với mục đích tìm ra mối quan hệ tương ứng giữa các vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Hán và tiếng Việt.
|
2
|
|
3
|
|
4
|
|
5
|
|
|
|
|
|