Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Định hướng nghề nghiệp, thúc đẩy động lực học tập và năng lực tư duy cho sinh viên theo đường hướng dạy học giải quyết vấn đề / Nguyễn Thị Minh Tâm
// Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ số 50 (Tháng 3/2017) tr. 54-67 Đường hướng dạy học dựa trên việc giải quyết vấn đề (problem-based learning approach – PBL), được hình thành dựa trên giả thiết “quá trình học tập diễn ra khi người ta giải quyết những vấn đề gặp phải hàng ngày” (Barrows & Jamblyn 1980: 1), tức là học thông qua thực hành. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng PBL giúp giáo viên đánh giá mức độ hình thành kiến thức, kỹ năng và thúc đẩy quá trình này ở người học vì những vấn đề được nêu ra và giải quyết giúp duy trì và nâng cao hứng thú học tập của họ. Với yêu cầu là giải quyết các vấn đề đặt ra, quá trình học tập trở thành một quá trình có định hướng, có mục đích rõ ràng; việc giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập giúp người học thấy được ý nghĩa ứng dụng của những kiến thức, kỹ năng được học, từ đó tăng động lực học tập nội sinh. Trong quá trình học tập, để giải quyết được các vấn đề nêu ra, người học cũng được định hướng sử dụng một số kỹ năng tư duy bậc cao như phân tích có đánh giá, có so sánh đối chiếu, phân tích đa chiều và quan trọng nhất là kỹ năng đưa ra quyết định để lựa chọn phương án phù hợp nhất (kèm lý giải) cho vấn đề đã nêu. Bài viết mô tả một nghiên cứu, trong đó, PBL được ứng dụng để thiết kế các hoạt động học và KTĐG trong học phần Ngôn ngữ học tiếng Anh với đối tượng sinh viên (SV) chuyên ngữ tại Hà Nội nhằm nâng cao hứng thú học tập và định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy cho SV. Từ các kết quả thu được, tác giả đưa ra đề xuất cụ thể để ứng dụng PBL trong các môn lý thuyết ngôn ngữ.
|
2
|
|
|
|
|
|