Dòng Nội dung
1
2
Nhận diện những khó khăn thường gặp trong quá trình viết nghiên cứu của sinh viên năm thứ hai Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội = Identifying some common barriers in research writing process-an investigation on 2nd year students of the English department, Hanoi University / Nguyễn Thanh Thúy, Nguyễn Thanh Loan. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 53/2017
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2017
tr. 99-112

Bồi dưỡng phát triển năng lực làm nghiên cứu được coi là một trong những đặc thù của đào tạo bậc cao, và là một kĩ năng có tính chất khung quan trọng giúp cho sinh viên có thể phát triển sâu và xa hơn với các môn chuyên ngành trong quá trình học lên cao. Tuy nhiên, để hình thành được kĩ năng đó, sinh viên phải trải qua một quá trình rèn luyện cách tư duy theo một thứ tự khoa học nhất định, bao gồm: lựa chọn đề tài, tìm kiếm thông tin, tổng hợp và phân tích lý thuyết từ đó nhận diện những khoảng trống còn để ngỏ trong lĩnh vực nghiên cứu, để sau đó, phát triển công cụ đo lường và đánh giá kết quả của quá trình nhằm có được cái nhìn toàn diện và chân thực về vấn đề sinh viên đó đang quan tâm. Đó là một quy trình tương đối phức tạp, đòi hỏi sự chuyển biến rất lớn giữa tư duy cảm tính đơn giản ở những bậc học trước sang tư duy biện chứng khoa học. Vì vậy, hầu hết các sinh viên trong lần đầu tiên tiến hành đều gặp không ít khó khăn. Nghiên cứu này được tiến hành với đối tượng sinh viên năm thứ 2, kỳ 4 học môn Nghiên cứu sơ cấp tại Khoa tiếng Anh nhằm mục đích tìm hiểu chính xác những vướng mắc mà đa số sinh viên đang gặp phải trong quá trình làm quen với kĩ năng này. Bài viết tập trung đánh giá việc hiểu lý thuyết môn Nghiên cứu sơ cấp của sinh viên cũng như một số vấn đề cụ thể mà sinh viên gặp phải khi viết phần Lược sử nghiên cứu. Tổng quan bài viết sẽ đối chiếu mức độ nhận thức giữa sinh viên của các lớp với nhau và tìm hiểu lý do có sự chênh lệch (nếu có) giữa các lớp. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi sẽ chỉ ra những khó khăn chung của sinh viên mà giáo viên cần lưu ý trong quá trình giảng dạy, nhằm có được kết quả chính xác hơn, phản ánh đúng hơn nỗ lực của các em cho môn học này.

3
Thói quen và thái độ sử dụng điện thoại thông minh để học tiếng Anh của sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Hà Nội = Usage of and attitudes towards smartphones for English learning purpose among second-year English majors at Hanoi University / Phùng Thu Thủy, Trần Thị Thanh Vân. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ Số 45/2015
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2015
tr. 96-108

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu thói quen sử dụng điện thoại thông minh (ĐTTM) và quan điểm của sinh viên năm thứ hai Khoa tiếng Anh tại Trường Đại học Hà Nội về việc sử dụng ĐTTM như một công cụ học tiếng Anh. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần sinh viên được hỏi đều sở hữu ĐTTM và đã chủ động sử dụng các phần mềm trên điện thoại để học tiếng Anh. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên do dự về việc sử dụng ĐTTM trong môi trường lớp học bởi khả năng gây xao lãng của thiết bị này.