Dòng Nội dung
1
Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giảng viên tiếng Anh tại các trường đại học ở Việt Nam: Gợi ý cho giảng viên và các nhà quản lý = English teachers' professional development in Vietnamese universities: Implications for teachers and administratiors / Phạm Thị Tố Loan. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ Số 49/2016
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2016
tr. 79-88

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu quan điểm và sự tham gia của giảng viên tiếng Anh vào việc phát triển năng lực nghề nghiệp và từ đó đưa ra một số gợi ý cho giảng viên và nhà quản lý. Để đạt được mục tiêu này hai công cụ nghiên cứu đã được áp dụng: (1) câu hỏi khảo sát dành cho 30 giáo viên tại ba trường đại học ở Hà Nội và (2) phỏng vấn sâu sáu trong số họ. Từ dữ liệu thu thập, nghiên cứu nêu ra gợi ý cho giảng viên như: họ nên chủ động trong việc nâng cao năng lực nghề nghiệp; tham gia nhiều hơn các hoạt động như hội thảo, nghiên cứu hành động và xuất bản bài báo khoa học; đồng thời tăng cường sự hợp tác với đồng nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản lý nên quy định chuẩn năng lực giảng dạy; hỗ trợ giáo viên về mặt thời gian và tài chính, khuyến khích môi trường học tập và đầu tư mua các ấn phẩm về giảng dạy ngoại ngữ.

2
Xây dựng khung chuẩn đánh giá năng lực của giảng viên tiếng Anh ở Việt Nam = The development of framework for assessing English lecturers competence in Vietnam / Trần Thị Thanh Thủy. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ 2014, Số 39.
2014.
tr. 130-142

Giảng viên đóng vai trò then chốt không những trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học mà còn cải thiện kết quả của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Điều đó có nghĩa là chất lượng giảng viên có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đại học. Năng lực giảng viên có ảnh hưởng to lớn tới thành tích học tập của sinh viên. Vì vậy, xây dựng chuẩn để đánh giá năng lực của họ có ý nghĩa to lớn đối với các quyết định cấp cao, cấp phép, tuyển dụng, lựa chọn, trợ giúp cho các hoạt động phát triển chuyên môn, quản lý việc thực hiện đổi mới chương trình dạy học và là nguồn so sánh kết quả đầu ra giữa các cơ sở đào tạo (Roelofs, 2005). Bài viết này nhằm (i) phân tích các mô hình đánh giá năng lực giảng viên hiện có trên thế giới, (ii) phân tích tình hình thực tế của Việt Nam trong công tác đánh giá năng lực giảng viên ở các trường đại học cao đẳng, (iii) đưa ra đề xuất các chuẩn đánh giá toàn diện giảng viên nói chung và giảng viên tiếng Anh nói riêng trong bối cảnh của Việt Nam.