Dòng Nội dung
1
“Công nghiệp hóa hiện đại” - bước chuyển quan trọng đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp. / Phạm Xuân Đương. // Lý luận chính trị. 2014, Số 5.
2014
tr. 7-12.

Trên cơ sở phân tích những thành tựu sau 30 năm đổi mới đạt được; những hạn chế và nguyên nhân trong tư duy CNH, HĐH, từ những xu hướng phát triển của thế giới và khu vực, tác giả đề xuất một số quan điểm: CNH, HĐH phải được coi là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân; CNH, HĐH phải gắn với kinh tế tri thức, phát triển bền vững; thực hiện bằng thể chế của nền kinh tế thị trường; phát huy tối đa các nguồn lực cho CNH, HĐH; nguồn lực con người là yếu tố cơ bản; khoa học - công nghệ là nền tảng; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản; phải bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội... Tác giả đề nghị nên diễn đạt lại mệnh đề CNH, HĐH là “công nghiệp hoá hiện đại”, gồm công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp vật liệu, với sản phẩm và tiêu chí của nước công nghiệp. Giải pháp thực hiện công nghiệp hóa hiện đại là: hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống tiêu chí nước công nghiệp hiện đại.

2
Áp dụng mô hình "Lớp học đảo ngược" trong giảng dạy các học phần lý luận chính trị tại Trường Đại học Hà Nội = The application of flipped classroom in teaching political theory modules at Hanoi University / Nguyễn Thị Như, Tạ Thị Hoa Ban. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 67/2021
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2021
tr. 56-65

Bài nghiên cứu bước đầu tìm hiểu về thực trạng áp dụng mô hình "Lớp học đảo ngược" trong giảng dạy các học phần lý luận chính trị. Từ đó, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình này tại Trường Đại học Hà Nội.

3
Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay./ Lê Văn Lợi. // Lý luận chính trị. 2013, Số 12.
2013
tr. 18-23.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, tín ngưỡng. Các tôn giáo góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nhưng cũng nảy sinh một số bất cập. Để phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo cần: nâng cao nhận thức của toàn xã hội về những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong tôn giáo; hoàn thiện pháp luật về tôn giáo; tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo và hoạt động văn hóa tôn giáo; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa; phát huy vai trò của tổ chức quần chúng trong công tác văn hóa tôn giáo; kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực trong sinh hoạt tôn giáo và lợi dụng tôn giáo.

4
Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong thế giới toàn cầu hóa. / Nguyễn Viết Thảo. // Lý luận chính trị. 2014, Số 1.
2014
tr. 89-94.

Thế giới toàn cầu hóa là một không gian đang ngày càng được nhất thể hóa, vừa là môi trường hợp tác vừa là mặt trận đấu tranh gay go, quyết liệt giữa các quốc gia. Trong bối cảnh mới, các đảng cầm quyền và các chính phủ đều điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia, với một số khuynh hướng: ưu tiên lợi ích quốc gia; các thế lực cường quyền triển khai nhiều học thuyết và hành động bất chấp chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc của các nước; xuất hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi; đẩy mạnh quan hệ quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc. Trong tình hình hiện nay, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta, mà trong đó nhiệm vụ vừa nóng bỏng, cấp bách vừa cơ bản lâu dài là bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc.

5
Bộ đội biên phòng với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. / Phạm Văn Thùy. // Lý luận chính trị. 2014, Số 2.
2014
tr. 74-77.

Bộ đội biên phòng là lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, bền vững lâu dài. Trong điều kiện hiện nay, để hoàn thành nhiệm vụ, Bộ đội biên phòng cần tập trung thực hiện những quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; giải quyết các vấn đề trên biên giới bằng đàm phán, thương lượng; vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau.