Dòng Nội dung
1
Lực lượng và quan hệ sản xuất nhìn từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. / Nguyễn Trọng Phúc. // Lý luận chính trị. 2014, Số 2.
2014
tr. 9-14.

Do xuất phát điểm thấp lại qua thời gian dài chiến tranh tàn phá, Đảng Cộng sản Việt Nam sớm xác định công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Nhưng lực lượng sản xuất bị kìm hãm bởi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ. Nhận thức rõ nguyên nhân của trì trệ là sự mâu thuẫn giữa phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định một trong những mục tiêu của CNH, HĐH là cải biến nước ta thành nước có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, tiến hành cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,... chính là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp.