Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Lực lượng và quan hệ sản xuất nhìn từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. / Nguyễn Trọng Phúc.
// Lý luận chính trị. 2014, Số 2. 2014tr. 9-14. Do xuất phát điểm thấp lại qua thời gian dài chiến tranh tàn phá, Đảng Cộng sản Việt Nam sớm xác định công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Nhưng lực lượng sản xuất bị kìm hãm bởi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ. Nhận thức rõ nguyên nhân của trì trệ là sự mâu thuẫn giữa phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định một trong những mục tiêu của CNH, HĐH là cải biến nước ta thành nước có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, tiến hành cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,... chính là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp.
|
2
|
Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp ở nước ta hiện nay. / Trần Thành.
// Lý luận chính trị. 2014, Số 3. 2014tr. 20-23. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011) xác định đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan sản xuất tiến bộ phù hợp. Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp là quan điểm mới, là sự vận dụng sáng tạo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển lực lượng sản xuất; có tính định hướng và thực tiễn cao trong xác lập quan hệ sản xuất thời kỳ quá độ; quan điểm này có tính định hướng ở tầm vĩ mô, vi mô lựa chọn loại hình quan hệ sản xuất phù hợp xuất phát từ quy luật khách quan.
|
|
|
|
|