Dòng Nội dung
1
Bàn về vấn đề khai thác tri thức Hán Việt cho người Việt học chữ Hán trong tiếng Nhật = Mobilising knowledge of Sino-Vietnamese elements of the Vietnamese who study Chinese characters in Japanese language / Trần Thị Chung Toàn. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Số 35/2013
2013.
tr. 38-46.

“Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu so sánh đối chiếu quá trình hình thành cách đọc Hán Việt trong tiếng Việt và quá trình hình thành và phát triển chữ Hán trong tiếng Nhật, bài viết đưa ra những căn cứ khoa học cho việc tận dụng các tri thức Hán Việt vào việc học chữ Hán trong tiếng Nhật của người Việt. Chúng tôi đề xuất 4 mức độ của quá trình này dựa trên những tương đồng và khác biệt của các quá trình hình thành chữ viết và cách đọc chữ Hán trong mỗi ngôn ngữ, đề xuất cách thức biên soạn các tài liệu bổ trợ, sách tham khảo, từ điển về chữ Hán trong tiếng Nhật cho người Việt. Nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng những tư liệu quan trọng cho việc học chữ Hán của sinh viên Việt Nam, khẳng định những thế mạnh của người Việt và khai thác hợp lí các tri thức về từ Hán Việt.

2
Bước đầu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới ý nghĩa thể của chỉ tố ~ 었 trong tiếng Hàn = The initial investigation of the factors afecting the aspect semantics of the deixis ~ 었 in Korean language / Nghiêm Thị Thu Hương. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Số 35/2013
2013.
tr. 15 - 20.

~었 in Korean language is often used to describe an event that happens and finishes before a point in time. The present paper enunciates the role of ~ 었 as tense modifier in marking the past tense of Korean verbs and suggests that predicates, modifiers, adverbials and context do have influence on the aspectual meaning of ~었.”

3
Cải cách chương trình giáo dục đại học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế: yêu cầu, khó khăn và đề xuất một số giải pháp = The renovation of tertiary curriculum towards international standards: requirements, challenges and recommended solutions / Nguyễn Quang Vịnh. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ 2013, Số 35.
2013.
tr. 106-115.

“Trong bối cảnh toàn cầu hoá, Việt Nam đã và đang hội nhập với thế giới trên nhiều lĩnh vực. Giáo dục không thể đứng ngoài tiến trình này, nhất là khi nền kinh tế thế giới trong tương lai là nền kinh tế tri thức. Việc cải cách các chương trình giáo dục đại học ở Việt Nam là yêu cầu cấp thiết trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, cải tổ những gì và theo lộ trình thế nào là vấn đề rất đáng quan tâm đối với những người làm công tác giáo dục.

4
Nghiên cứu cú pháp và ngữ nghĩa của trạng từ nghi vấn “où”= Étude syntaxique et sémantique de l'adverbe interrogatif où / Vũ Thị Hiếu. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ 2013, Số 35.
2013.
tr. 38-46.

“Trong tiếng pháp, «où» là một từ ngắn, có một âm tiết, lại có nhiều cách sử dụng khác nhau: où có thể đóng vai trò là trạng từ nghi vấn, đại từ quan hệ hoặc liên từ. Chính sự đa dạng về cách sử dụng của từ này khiến nó trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề về cú pháp và ngữ nghĩa của trạng từ nghi vấn où trong các câu nghi vấn. Về mặt cú pháp: où đóng vai trò là bổ ngữ chính hoặc bổ ngữ phụ trong câu hỏi, nó có thể đứng đầu hoặc cuối câu hỏi. Về mặt ngữ nghĩa: où diễn tả nơi chốn.

5
Nhìn lại phương pháp nghiên cứu thực nghiệm = A critical review of experimental approach / Nguyễn Thị Nhân Hòa. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ 2013, Số 35.
2013.
tr. 62-68.

“Những năm qua trong quá trình tham gia phản biện và hướng dẫn luận văn cho học viên cao học chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Hà Nội, tôi đã chứng kiến nhiều học viên lựa chọn phương pháp thực nghiệm khi tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, dường như họ chưa nhận thức đầy đủ được ưu nhược điểm của phương pháp này. Tôi viết bài báo để một lần nữa giúp chúng ta nhìn nhận lại cả điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp thực nghiệm với hy vọng giúp các học viên cao học hiểu sâu hơn về phương pháp này khi áp dụng vào nghiên cứu của mình.