Dòng Nội dung
1
Định hướng không gian trong nghĩa động từ chuyển động tiếng Nga đối chiếu với tiếng Việt = Spatial orientation in the semantics of the Russian motion verbs in comparison with the Vietnamese / Mai Nguyễn Tuyết Hoa. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ 2013, Số 35.
2013.
tr. 47-61.

“Trong bài báo này tác giả đề cập đến vấn đề định hướng không gian của người Nga và người Việt, phản ánh qua nhóm động từ chuyển động + các tiếp đầu tố trong tiếng Nga và nhóm động từ tương ứng đi, mang, chở; đi, về, đến trong tiếng Việt, nêu lên đặc trung hành chức của chúng trong lời nói của hai thứ tiếng. Tác giả cho rằng chính sự khác biệt trong định hướng không gian và phương thức chuyển động của hai dân tộc Nga và Việt đã không cho phép xác định những tương ứng tuyệt đối từng cặp động từ Nga – Việt của hai nhóm động từ chuyển động trên, mà chỉ có thể xác lập các phương tiện tương tự trong hai ngôn ngữ biểu đạt nội hàm nghĩa của chúng, từ đó mới có thể đưa ra những giải pháp về phương pháp dạy – học nhóm động từ chuyển động tiếng Nga cho người Việt và tiếng Việt cho người Nga.

2
Một vài nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong các tác phẩm của nhà văn L.Tonxtoi = The art of using phraseological units in the L. Tolstoy's masterpieces / Dương Quốc Cường. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Số 38/2014
2014.
tr. 42-48

Russian idioms are thought to be rich in its culture, semantics and emotions, which has successfully elevated and highlighted the cultural abundance in discourse comprehension. Idioms are also perceived to be reflective of people’s spiritual life. Authors invariably deploy idioms as an effective means to breathe a wind of life into thoughts, actions and emotions of their characters, further clarifying the relationships between people and events and enriching the characters and storylines. Our greatly august writer Leo Tolstoy is adept at utilizing select idioms to best represent his works. His exceptional skills of weaving idioms into his prominent figures help readers sense the implied practicality and that in real life.

3
Nghiên cứu cú pháp và ngữ nghĩa của trạng từ nghi vấn “où”= Étude syntaxique et sémantique de l'adverbe interrogatif où / Vũ Thị Hiếu. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ 2013, Số 35.
2013.
tr. 38-46.

“Trong tiếng pháp, «où» là một từ ngắn, có một âm tiết, lại có nhiều cách sử dụng khác nhau: où có thể đóng vai trò là trạng từ nghi vấn, đại từ quan hệ hoặc liên từ. Chính sự đa dạng về cách sử dụng của từ này khiến nó trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề về cú pháp và ngữ nghĩa của trạng từ nghi vấn où trong các câu nghi vấn. Về mặt cú pháp: où đóng vai trò là bổ ngữ chính hoặc bổ ngữ phụ trong câu hỏi, nó có thể đứng đầu hoặc cuối câu hỏi. Về mặt ngữ nghĩa: où diễn tả nơi chốn.

4
Trật tự từ trong câu hỏi tiếng Nga (Có đối chiếu với tiếng Việt) = Word order in interrogative sentence in Russian laguage (contrastive analysis with Vietnamese) / Vũ, Thành Công. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ 2014, Số 38
2014.
tr. 31-41

Dựa theo mục đích thông báo câu chia ra thành câu kể, câu hỏi và câu mệnh lệnh. Mỗi loại câu trên có những đặc điểm riêng về hình thái, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trật tự từ có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện các đặc điểm đó. Trật tự từ trong tiếng Nga, đặc biệt là trong câu hỏi tiếng Nga, cũng vậy, có những đặc điểm riêng. Bài viết này nghiên cứu trật tự từ trong câu hỏi dùng ngữ điệu, trong câu hỏi có dùng các từ và trong câu hỏi có dùng các trợ từ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở các tiểu loại câu hỏi trên, trật tự từ cùng với các phương tiện khác đóng vai trò quan trọng trọng việc thể hiện tình thái hỏi. Cách thức thể hiện tình thái hỏi ở tiếng Nga và tiếng Việt cũng có những đặc điểm riêng biệt.