Dòng Nội dung
1
Ẩn dụ ý niệm “TỨC GIẬN là SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN” trong tiếng Việt và tiếng Nhật = Conceptual metaphor "Anger is natural force" in Vietnamese and Japanese / Nghiêm Hồng Vân. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 51/2017
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2017
tr. 11-18

According to Lakoff and his partners, human emotion by nature is very abstract and to a certain extent, is conceptualized and expressed through metaphors based on human-body experiences and cultural models. Lakoff aggregates some metaphors for ‘anger’ such as “ANGER is HEAT”, “ANGER is FIRE”, “ANGER is THE HOT FLUID IN A CONTAINER”, “ANGER is THE LOSS OF CONTROL”, “ANGER is AN OPPONENT (in a struggle)”, “ANGER is A DANGEROUS ANIMAL”, “ANGER is A BURDEN”. However, our survey shows that in Vietnamese and Japanese, there exists a conceptual metaphor "ANGER is NATURAL FORCE" which is not mentioned in Lakoff s thesis. This paper summarizes the number of metaphorical expressions "ANGER is NATURAL FORCE" collected from the Vietnamese and Japanese short stories and discusses the similarities and differences in such metaphor in the two languages.

2
Đối chiếu ẩn dụ và hoán dụ biểu đạt sự tức giận trong tiếng Nhật và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Nghiêm Hồng Vân. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ Số 48/2016.

Tr. 57-65.

Ẩn dụ và hoán dụ là những khái niệm quan trọng trong ngôn ngữ học tri nhận. Chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức của con người và các phạm trù trừu tượng như cảm xúc… thường được diễn đạt qua phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. Ẩn dụ và hoán dụ bắt nguồn từ kinh nghiệm nghiệm thân và chịu ảnh hưởng của mô hình văn hóa. Trong phạm vi bài báo này, chủ yếu chúng tôi sử dụng một số ẩn dụ ý niệm như “TỨC GIẬN LÀ NHIỆT”, “TỨC GIẬN LÀ LỬA”, “TỨC GIẬN LÀ CHẤT NÓNG LỎNG TRONG BÌNH CHỨA”, “TỨC GIẬN LÀ ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM”, “TỨC GIẬN LÀ ĐỐI THỦ”, “TỨC GIẬN LÀ GÁNH NẶNG”… được đề xướng trong Lakoff và Kovecses (1987) để so sánh, đối chiếu ẩn dụ ý niệm biểu thị cảm xúc “tức giận” được thể hiện như thế nào trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Kết quả là, ẩn dụ ý niệm “TỨC GIẬN LÀ LỬA” và “TỨC GIẬN LÀ CHẤT LỎNG NÓNG TRONG VẬT CHỨA” đều tồn tại trong cả tiếng Nhật và tiếng Việt. Tuy nhiên, Tiếng Việt còn có một ẩn dụ khác là TỨC GIẬN LÀ KHÍ NÉN mà chúng tôi không quan sát thấy phiên bản này trong tiếng Nhật. Ngoài ra, chúng tôi còn chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt khác trong ẩn dụ và hoán dụ ý niệm biểu thị cảm xúc tức giận trong hai thứ tiếng.

3
Giận để thương : Ai cũng giận nhưng chẳng mấy ai nhìn thấu được cơn giận của mình / V. Vajiramedhi ; Tố Khanh dịch.
Hà Nội : Lao động ; Công ty sách Thái Hà, 2018
176 tr. : tranh vẽ ; 16 cm.

Bàn về những cảm xúc giận dữ ngự trị trong tâm thức của con người, cũng như những cách chế ngự cơn giận đó thông qua những bức thư mà tác giả gửi cho người học trò tên Pran