Dòng Nội dung
1
Khía cạnh ngôn ngữ văn hóa trong giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ (qua ví dụ ý niệm “luật sư”) / I.A Nikulina // Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ Số 59/2019 (Tháng 10/2019)

tr.40-46

Bài báo nghiên cứu ý niệm “luật sư” nhìn từ góc độ giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ (cấp độ nâng cao), phân tích các khía cạnh khác nhau của khái niệm này. Ngữ liệu phân tích ngôn ngữ văn hóa của bài là các bài diễn văn tố tụng của Plevako F.N. Ngoài ra, bài báo chỉ ra các đặc điểm nghề nghiệp đặc trưng của luật sư, cho phép người học nước ngoài hình dung đầy đủ hơn về hệ thống các giá trị văn hóa Nga.

2
Phạm trù màu sắc: Từ lí thuyết của KAY và BERLIN đến những nghiên cứu ứng dụng trong Tiếng Việt. / Trần Thị Phương Lý, Lê Cao Thắng. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 3 (283)
2019.
tr.3-14

Mùa sắc là phạm trù cơ bản quen thuộc với con người. Đó là phạm trù hình thành sớm do tác động của thực tiễn. Bởi vậy, với các ý niệm cần có "nguyên liệu" để cấu trúc hóa làm cơ sở tri nhận thì phạm trù màu sắc là một trong những miền tích cực và hữu dụng nhất. Có thể nói, màu sắc ánh xạ tới hầu hết các miền ý niệm trong tâm trí con người, tạo thành hàng loạt các ẩn dụ cấu trúc. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, từ ngữ chỉ màu sắc có vai trò quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Chúng không chỉ mang tính ngữ nghĩa phong phú mà còn thể hiện được tư duy văn hóa của một dân tộc. Mặt khác, dựa vào lí thuyết tri nhận, người ta nhận thấy mỗi dân tộc với những bức tranh ý niệm khác nhau sẽ hình thành những bức tranh ngôn ngữ thế giới khác nhau. Do đó, trong ngôn ngữ học, các từ ngữ chỉ màu sắc là một trong những phạm vi được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Bài viết này tập trung vào việc giới thiệu những nội dung cơ bản, quan trọng trong nghiên cứu về màu sắc của Kay và Berlin. Từ đó, bài viết đề xuất hướng ứng dụng của lí thuyết này trong việc nghiên cứu trên thực tiễn tiếng Việt với đối tượng cụ thể là phạm trù màu sắc trong tiếng Việt.