Dòng Nội dung
1
Ẩn dụ ý niệm “TỨC GIẬN là SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN” trong tiếng Việt và tiếng Nhật = Conceptual metaphor "Anger is natural force" in Vietnamese and Japanese / Nghiêm Hồng Vân. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 51/2017
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2017
tr. 11-18

According to Lakoff and his partners, human emotion by nature is very abstract and to a certain extent, is conceptualized and expressed through metaphors based on human-body experiences and cultural models. Lakoff aggregates some metaphors for ‘anger’ such as “ANGER is HEAT”, “ANGER is FIRE”, “ANGER is THE HOT FLUID IN A CONTAINER”, “ANGER is THE LOSS OF CONTROL”, “ANGER is AN OPPONENT (in a struggle)”, “ANGER is A DANGEROUS ANIMAL”, “ANGER is A BURDEN”. However, our survey shows that in Vietnamese and Japanese, there exists a conceptual metaphor "ANGER is NATURAL FORCE" which is not mentioned in Lakoff s thesis. This paper summarizes the number of metaphorical expressions "ANGER is NATURAL FORCE" collected from the Vietnamese and Japanese short stories and discusses the similarities and differences in such metaphor in the two languages.

2
So sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa từ láy trong tiếng Việt và tiếng Thái = Similarity and difference of the reduplicated words in Thai and Vietnamese / Phùng Thị Hương Giang. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 51/2017
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2017
tr. 30-41

Từ láy trong tiếng Việt và tiếng Thái là lớp từ có phương thức cấu tạo rất đặc biệt mà trong đó các thành tố gốc được kết hợp với nhau chủ yếu dựa theo quan hệ ngữ âm. Đây là lớp từ có số lượng lớn và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày trong cả hai ngôn ngữ. Nội dung bài viết này tập trung nghiên cứu, khảo sát các phương thức cấu tạo từ láy đôi trong tiếng Việt và tiếng Thái, đồng thời đối chiếu so sánh ngữ nghĩa của từ láy đôi trong tiếng Việt và tiếng Thái. Từ đó chỉ ra được những nét tương đồng và khác biệt trên phương diện phương thức cấu tạo và ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt và từ láy tiếng Thái.

3
Vai giao tiếp của kính ngữ tiếng Hàn trong mối tương quan với tiếng Việt = Communicative roles in Korean honorifics in correlation to Vietnamese / Phạm Thị Ngọc. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 51/2017
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2017
tr. 19-29

Các vai giao tiếp trong hệ thống kính ngữ tiếng Hàn gồm vai chủ thể, vai khách thể, vai tiếp nhận và vai phát ngôn. Vai phát ngôn sẽ dựa trên mối quan hệ liên nhân giữa các vai giao tiếp để sử dụng các biểu hiện kính ngữ tương đương. Kính ngữ tiếng Hàn biểu hiện trên cả hai phương diện của ngữ pháp là từ pháp và cú pháp nhưng trong tiếng Việt phương thức biểu hiện qua cú pháp không được sử dụng do đặc thù của loại hình ngôn ngữ đơn lập khác với ngôn ngữ chắp dính của tiếng Hàn. Trái lại, tiếng Việt lại khác tiếng Hàn ở việc sử dụng các hư từ biểu thị tình thái như trợ động từ, tiểu từ, cảm thán từ để đề cao các đối tượng giao tiếp mà phương thức biểu hiện kính ngữ trong tiếng Hàn lại không áp dụng.