Dòng Nội dung
1
Ngôn ngữ học và các mô hình lý thuyết dịch = Linguistics and models of translation theory / Nguyễn Ngọc Hùng. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 51/2017
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2017
tr. 85-94

Một trong những thành tố quan trọng trong chương trình dạy dịch cho sinh viên chuyên ngành phiên/biên dịch là phần lý thuyết dịch: lý thuyết dịch đại cương và lý thuyết dịch cho từng cặp ngôn ngữ. Để bước đầu giúp những người muốn đi vào công việc dịch thuật, dưới đây chúng tôi giới thiệu tóm tắt những “mô hình lý thuyết dịch” dựa trên cơ sở ngôn ngữ học với định hướng so sánh tiếng Việt – ngôn ngữ điển hình cho loại hình ngôn ngữ đơn lập phân tích tính và tiếng Nga – ngôn ngữ điển hình cho loại hình ngôn ngữ biến tố tổng hợp tính.

2
Những vấn để của ngôn ngữ học cấu trúc dưới ánh sáng lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại / Nguyễn Đức Tồn
Hà Nội : Khoa học xã hội, 2013
455 tr. : bảng ; 24 cm.

Trình bày sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ học; vấn đề "Nhận thức và bản thể" đối với việc nghiên cứu những vấn đề của ngôn ngữ học cấu trúc hiện nay; về kí hiệu được gọi là "Từ" trong các ngôn ngữ; nghĩa và cấu trúc nghĩa của từ, phương pháp xây dựng mô hình cấu trúc nghĩa của từ và của trường từ vựng - ngữ nghĩa; quy luật chuyển nghĩa và phương thức tư duy; từ xét trong quan hệ về nghĩa và âm với những từ khác trong quan hệ từ vựng; những vấn đề về thuật ngữ và chuẩn hoá thuật ngữ tiếng Việt hiện nay


3
Phân tích và định hướng ứng dụng ngôn ngữ học cấu trúc vào dạy-học các môn lí thuyết tiếng trong chương trình cử nhân tiếng Anh ở Việt Nam. / Phan Văn Hòa. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 3 (283)
2019.
tr.28-39

Bài báo này nhằm phân tích và định hướng ứng dụng một số nội dung cốt lõi của ngôn ngữ học cấu trúc và dạy-học một cách hiệu quả các môn lí thuyết tiếng(LTT) trong chương trình cử nhân(CTCN) tiếng Anh ở Việt Nam. Nội dung bài báo bao gồm(1) nghiên cứu, tìm hiểu và xác định F.de Sausure để nêu lên triết lí, quan điểm đến phân tích, mô tả nội dung của ngôn ngữ học cấu trúc. Các môn sau đây sẽ được bàn đến : môn âm vị học và ngữ âm học, môn từ vựng học và hình thái học, môn cú pháp học, và môn ngữ dụng học. Phương pháp nghiên cứu là dựa trên phân tích yêu cầu, nội dung của các môn LTT, liên hệ đến những nội dung cốt lõi của ngôn ngữ học cấu trúc đã được chọn lọc, từ đó đề xuất liên hệ ứng dụng trong quá trình dạy-học các môn này. Bài báo cũng đưa ra những chỉ dẫn liên hệ cần thiết khi tham khảo đến khuynh hướng ngôn ngữ học cấu trúc.