Dòng Nội dung
1
Cách sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả trong quá trình giảng dạy tiếng Anh. / Nguyễn Minh Hạnh. Số 3 (283) // Ngôn ngữ & Đời sống.
2019.
tr.40-44

Ngôn ngữ mẹ đẻ đóng vai trò quan trọng trong việc học tiếng nước ngoài. Chính tiếng Việt giúp cho sinh viên hiểu được ngoại ngữ một cách dễ dàng hơn. Vì vậy giáo viên sử dụng tiếng Việt trong qua trình giảng dạy tiếng Anh nhằm thúc đẩy quá trình học cho học sinh trên lớp. Tuy nhiên, trong một số lớp học tiếng Anh, cả giáo viên và người học đã hơi "lạm dụng" tiếng Việt. Vì vậy. bài viết này đưa ra một số cách thức giúp giáo viên có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách hiệu quả trong quá trình giảng dạy tiếng Anh.

2
Đối chiếu đại từ nhân xưng trong tiếng Anh và tiếng Đức. / Lý Thiên Trang. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 1 (281)
2019.
tr. 67-76

Sử dụng đại từ nhân xưng là một trong năng lực giao tiếp của người nói. Thật vậy, đại từ nhân xưng được sử dụng không những để chỉ đối tượng tham gia giao tiếp, mà còn xây dựng mối quan hệ giữa người nói với nhau. Trong những năm gần đây vấn đề mở rộng giao thương với các nước châu Âu, đặc biệt với nước Đức, vấn đề đào tạo ngoại ngữ tiếng Đức cũng dần được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi tiếp cận với tiếng Đức, nhiều sinh viên Việt Nam gặp phải rất nhiều trở ngại hơn so với tiếng Anh. Bài viết này, ngoài việc nghiên cứu so sánh hệ đại từ nhân xưng trong tiếng Anh và tiếng Đức không những sẽ tìm ra được những đặc điểm đồng nhất và khác biệt về mặt ngôn ngữ mà còn tiếp cận được với văn hóa của hai nước và tâm lí con người của hai dân tộc và từ đó đưa ra những giải pháp giúp sinh viên Việt Nam hạn chế những khó khăn khi tiếp xúc với đại từ nhân xưng trong tiếng Đức.

3
Dùng tiếng Anh để dạy và học ở các Trường Đại học Việt Nam / Trần Thị Huyền Trang. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 3 (283)
2019.
tr.45-53

Mục tiêu của bài viết là nhận diện những khó khăn, thách thức mà giảng viên(GV) và sinh viên(SV) gặp phải khi sử dụng tiếng Anh như một phương tiện dạy-học(EMI) và đưa ra một số nguyên tắc để có thể áp dụng EMI hiệu quả. Trước tiên, tác giả thảo luận về nhu cầu cấp thiết của việc áp dụng EMI tại Việt Nam, sau đó là mô tả chi tiết một khảo sát được thực hiện với 152 SV và 8 GV đến từ chương trình Chất lượng cao của 3 Trường Đại học tại Hà Nội. Kết quả của bảng hỏi và phỏng vấn cho thấy rằng cả GV và SV đều gặp phải không ít trở ngại để dạy-học tốt các bộ môn bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt như chương trình, khả năng ngôn ngữ và phương pháp dạy-học sẽ có thể dẫn đến những khóa học EMI hiệu quả, ở đó SV không những nâng cao ngôn ngữ mà còn có thể phát triển cả kiến thức chuyên môn của họ.

4
Giá trị của từ vựng Tiếng Anh qua các kì thi Cambridge Yle đối với việc học Tiếng Anh của học sinh tiểu học. / Nguyễn Thị Bích Ngọc. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 2 (282)
2019.
tr.51-59

Khảo sát giá trị của các tư tiếng Anh thuộc các chủ đề của Cambridge YLE, là hệ thống chuỗi bài kiểm tra quốc tề dành cho người học là trẻ em có trình độ tiếng Anh từ Pre-A1 đến A2 theo CEFR. Bài viết cố gắng tìm hiểu và nổi bật công cụ từ vựng có thể giúp cải thiện quá trình dạy và học Tiếng Anh cho trẻ em; đặc biệt là học sinh tiểu học tại Việt Nam cũng như là thông qua việc học hỏi và tìm hiểu để nâng cao giá trị ngôn ngữ và văn hóa của mỗi quốc gia cho đối tượng người học tiếng Anh ở độ tuổi tiểu học.

5
Giao thoa văn hóa và ngôn ngữ qua các bài đọc hiểu trong sách"New English File-Intermediate" / Phạm Thị Thanh Thúy. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 2 (282)
2019.
tr.78-84

Văn hóa hiện đại qua ngôn ngữ. Khi học ngoại ngữ, giao thoa văn hóa là yếu tố không thể không nhắc đến để người học có thể hiểu sâu hiểu kĩ và sử dụng đúng ngôn ngữ đó. Giao thoa văn hóa qua ngôn ngữ thể hiện ở sự khác biệt về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng v.v; noi cách khác, đó chính là giao thoa văn hóa ngôn ngữ. Dưới ánh sáng của ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể là khái niệm ngôn ngữ học văn hóa và ý niệm văn hóa, tác giả đi sâu vào phân tích các bài đọc tiếng Anh trong sách giáo trình "New English File-Intermediate" ( sách được áp dụng cho đối tượng sinh viên không chuyên Anh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) ở ngôn ngữ nguồn- ngoại ngữ (L1) và ngôn ngữ đích- ngôn ngữ mẹ đẻ( L2). Từ đó, người viết đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên hiểu các bài đọc này một cách dễ dàng hơn, góp phần giúp sinh viên hiểu các bài đọc này một cách dễ dàng hơn, góp phần giúp sinh viên làm bài đọc hiểu hiệu quả.