Dòng Nội dung
1
Bác Hồ đã viết bài thơ Nguyên Tiêu như thế nào? / Đỗ Phương Lâm. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 1 (281)
2019.
tr. 84-86

Nguyên Tiêu là một bài thơ rất nổi tiếng của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, còn không ít những điều bí ẩn xung quanh câu chuyện về sự ra đời của bài thơ. Bài viết này cung cấp tư liệu về những nguồn thi liệu đã truyền cảm hứng cho Hồ Chí Minh khi sáng tác bài thơ này.

2
Đặc điểm dụng học của các phương tiện liên kết hồi chỉ chỉ ngôi trong tác phẩm "Số Đỏ" của Vũ Trọng Phụng. / Nguyễn Nhân Ái. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 1 (281)
2019.
tr. 77-83

Trên cơ sở xác định khái niệm liên kết và liên kết hồi chỉ trong văn bản, bài báo tập trung miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ dụng của các đại từ nhân xưng, từ thân tộc, từ thân tộc+ từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp tiếng Việt trong vai trò, chức năng là phương tiện liên kết hồi chỉ chỉ ngôi trong tác phẩm "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

3
Đặc điểm trường từ vựng- ngữ nghĩa chỉ thiên nhiên và con người trong truyện Tây Bắc của Tô Hòa / Phó Thị Hồng Oanh. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 2 (282)
2019.
tr.85-93

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi dựa trên lí thuyết của trường nghĩa để khảo sát trường nghĩa thiên nhiên, trường nghĩa chỉ con người. Lí do là vì đây là hai trường nghĩa có số lượng từ ngữ lớn nhất cũng như có vai trò quan trọng nhất trong việc khắc họa đời sống văn hóa của người dân vùng Tây Bắc. Từ việc khảo sát và miêu tả hai trường nghĩa, bài viết khẳng định vai trò của các trường nghĩa trong việc khắc họa những nét đặc sắc về thiên nhiên, con người, văn hóa vùng Tây Bắc mà nhà văn đã thể hiện trong tác phẩm Truyện Tây Bắc đồng thời khẳng định tài năng và phong cách của nhà văn Tô Hoài.