Dòng Nội dung
1
Các từ ngữ chỉ bộ phận thực vật trong tiếng Sán Dìu. / Trịnh Thị Thu Hòa. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 1 (281)
2019.
tr. 87-93

Sán Dìu là một dân tộc thiểu số cư trú ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Trong xu hướng hội nhập, văn hóa Sán Dìu đang có nguy cơ mai một. Tiếng Sán Dìu được xếp vào ngôn ngữ yếu, cần được bảo tồn. Tuy nhiên cho đến nay, những nghiên cứu có tính chuyên sâu về tiếng Sán Dìu vẫn còn rất khiêm tốn. Bài viết này nghiên cứu về một nhóm từ ngữ trong từ vựng tiếng Sán Dìu ( nhóm từ ngữ chỉ bộ phận thực vật): i. tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ bộ phận thực vật; ii. chỉ ra một số nét văn hóa tâm lí tộc người qua cách gọi tên các bộ phận thực vật này.

2
Đặc điểm âm học của phụ âm tắc trong tiếng Châu Ro / Nguyễn Trần Quý. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 1 (281)
2019.
tr. 94-98

Trong nghiên cứu ngữ âm học, cần có số liệu làm minh chứng xác thực. Thủ pháp phân tích ngữ âm học có giá trị cho việc kiểm chứng các giả thuyết âm vị trước đây. Qua đó, nêu lên cơ sở khoa học để củng cố các quan niệm nghiên cứu ngữ âm, âm vị học chính thống. Nếu như các chỉ số của formant F1, F2, F3 được xem là cơ sở để đo đạc các nguyên âm thì đối với các phụ âm, các chỉ số VOT, độ dịch chuyển formant, tiền formant, tần số quỹ tích formant sẽ được chú ý. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn trình bày cơ sở để đo đạc các phụ âm tắc trong tiếng Châu Ro. Các phụ âm hữu thanh sẽ có voice bar còn phụ âm vô thanh thì không có voice bar. Dựa vào hình dạng ảnh phổ của một phụ âm, chúng ta có thể xác định được vị trí cấu âm của phụ âm đó.

3
Một vài yếu tố tác động đến cảnh huống đa ngữ ở Điện Biên hiện nay. / Nguyễn Thị Thu Hường, Phạm Thị Thanh Hải. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 3 (283)
2019.
tr.116-123

Điện Biên là một tỉnh miền núi Tây Bắc với 10 huyện thị và thành phố. Cũng như đa số các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và Điện Biên nói riêng, đây là một vùng đa dân tộc, đa ngôn ngữ với 19 dân tộc trong đó chủ yếu là người Mông và người Thái. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích một vài yếu tố có tác động đến cảnh huống đa ngữ ở Điện Biên hiện nay như chỉ ra những đặc điểm kinh tế-xã hội, đặc điểm về sự phân bố dân cư-dân tộc cũng như đời sống của người dân tộc thiểu số ở Điện Biên.

4
Từ thân tộc trong Tiếng Việt và Tiếng KHMER nhìn từ góc độ ngôn ngữ giới. / Lê Thị Trúc Hà. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 1 (281)
2019.
tr. 99-103

Bài viết này trình bày sơ lược về mối quan hệ giữa từ thân tộc và giới trong tiếng Việt và tiếng Khmer. Qua đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ này. Đây không đơn thuần chỉ là vấn đề của ngôn ngữ học mà còn bộc lộ những đặc trưng về văn hóa, xã hội, tôn giáo của mỗi tộc người.

5
Về đặc trưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ-tục ngữ tiếng Thái Việt Nam. / Cầm Tú Tài. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 2 (282)
2019.
tr.94-107

Là một trong những dân tộc có nên văn hóa từ lâu đời, người Thái ở Việt Nam sớm đã sử dụng ngôn ngữ của mình để ghi nhận và phản ánh lại những tư tưởng, tình cảm, các hoạt động của cộng đồng. Thành ngữ-tục ngữ là một bộ phận của từ vựng tiếng Thái, chúng được sử dụng phổ biến với tần suất khá cao trong giao tiếp thường nhật. Ẩn chứa trong những lớp từ ngữ này là những trầm tích văn hóa phong phú và sinh động của cư dân Thái. Kết quả khảo sát thành ngữ-tục ngữ trong tiếng Thái Việt cho thấy, bằng những thủ pháp ví von ẩn dụ thâm thúy, ngôn từ diễn đạt được chau chuốt tỉ mỉ, những nội dung nói về đất nước, sản xuất, sinh hoạt, thời tiết, triết lí nhân sinh, đạo lí trong mối quan hệ giữa người với người và giữa người với thiên nhiên đã thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Thái.