Dòng Nội dung
1
Các từ ngữ chỉ bộ phận thực vật trong tiếng Sán Dìu. / Trịnh Thị Thu Hòa. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 1 (281)
2019.
tr. 87-93

Sán Dìu là một dân tộc thiểu số cư trú ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Trong xu hướng hội nhập, văn hóa Sán Dìu đang có nguy cơ mai một. Tiếng Sán Dìu được xếp vào ngôn ngữ yếu, cần được bảo tồn. Tuy nhiên cho đến nay, những nghiên cứu có tính chuyên sâu về tiếng Sán Dìu vẫn còn rất khiêm tốn. Bài viết này nghiên cứu về một nhóm từ ngữ trong từ vựng tiếng Sán Dìu ( nhóm từ ngữ chỉ bộ phận thực vật): i. tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ bộ phận thực vật; ii. chỉ ra một số nét văn hóa tâm lí tộc người qua cách gọi tên các bộ phận thực vật này.

2
Đặc điểm âm học của phụ âm tắc trong tiếng Châu Ro / Nguyễn Trần Quý. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 1 (281)
2019.
tr. 94-98

Trong nghiên cứu ngữ âm học, cần có số liệu làm minh chứng xác thực. Thủ pháp phân tích ngữ âm học có giá trị cho việc kiểm chứng các giả thuyết âm vị trước đây. Qua đó, nêu lên cơ sở khoa học để củng cố các quan niệm nghiên cứu ngữ âm, âm vị học chính thống. Nếu như các chỉ số của formant F1, F2, F3 được xem là cơ sở để đo đạc các nguyên âm thì đối với các phụ âm, các chỉ số VOT, độ dịch chuyển formant, tiền formant, tần số quỹ tích formant sẽ được chú ý. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn trình bày cơ sở để đo đạc các phụ âm tắc trong tiếng Châu Ro. Các phụ âm hữu thanh sẽ có voice bar còn phụ âm vô thanh thì không có voice bar. Dựa vào hình dạng ảnh phổ của một phụ âm, chúng ta có thể xác định được vị trí cấu âm của phụ âm đó.