Dòng
|
Nội dung
|
1
|
|
2
|
Nhận thức của Giảng viên về ứng dụng mô hình học tập kết hợp trong giảng dạy Tiếng Anh / Trần Thị Bích Ngọc.
// Ngôn ngữ & Đời sống. Số 3 (283) 2019.tr.68-74 Bài viết tìm hiểu nhận thức của giảng viên về ứng dụng mô hình học tập kết hợp trong dạy học tiếng Anh. Nghiên cứu trường hợp với 8 giảng viên Khoa tiếng Anh thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Dữ liệu được thu thập dựa trên phỏng phấn bán cấu trúc với các giảng viên tham gia áp dụng mô hình học tập này trong suốt mô hình học tập này trong suốt một học kì cho sinh viên không chuyên thuộc chương trình chất lượng cao, Đại học Công Nghệ. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng giảng viên nhận thức được những lợi ích của mô hình học tập kết hợp vào giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên, mặc dù thực tế còn gặp một số trở ngại nhất định. Bài viết từ đó đề xuất các phương thức nhằm hướng tới áp dụng hiệu quả hơn mô hình học kết hợp trong giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ tại trường.
|
3
|
Vai trò của kể chuyện trong giảng dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ / Định Thị Thu Trang.
// Ngôn ngữ & Đời sống. Số 3 (283) 2019.tr.75-80 Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ đang thu hút được sự chú ý của rất nhiều bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các học giả trong và ngoài nước. Trong số các phương pháp sư phạm, kể chuyện là một cách tiếp cận đang được sử dụng rỗng rãi ở nhiều lớp học cho các trẻ có độ tuổi từ 6 tuổi trờ lên. Ngoài lợi ích về tăng cường vốn từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ, kể chuyện giúp trẻ nhỏ nâng cao trí thông minh đa diện, tăng tự chủ người học, và giúp khám phá hành vi của các nhân vật trong truyện và con người nói chung (Dujmovic, 2006). Bài viết trình bày lợi ích của kể chuyện và các bước khi lựa chọn các truyện để ứng dụng trong giờ học tiếng Anh ở nhà và ở trường. Một số lưu ý sư phạm cũng được đề cập nhằm giúp các bậc phụ huynh và nhà giáo tối ưu hóa hiệu quả của phương pháp này lên trẻ nhỏ.
|
|
|
|
|