Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Đổi mới sách giáo khoa tiếng Nga tại nước Cộng hòa Kazakhsta / V.A Kazabeeva
// Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ Số 59/2019 (Tháng 10/2019) tr.32-39 Những thay đổi đang diễn ra trên thế giới, sự phát triển của công nghệ và quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Nước Cộng hòa Kazakhstan kể từ năm 2016 đã tiến hành cải cách giáo dục phổ thông, bao gồm việc đưa vào giảng dạy các chương trình giáo dục với nội dung đổi mới. Quá trình cải cách này đã kéo theo việc xuất bản các sách giáo khoa đổi mới. Bài báo miêu tả các dự án sách giáo khoa tiếng Nga được xây dựng trong khuôn khổ chương trình giáo dục đổi mới dành cho học sinh trung học phổ thông lớp 10 và 11. Tập thể tác giả, gồm TS giáo dục, GS Brulyova F.G., TS ngữ văn, PGS Kazabeeva V.A. và giảng viên chính Kornilova T.B. đã biên soạn Bộ Tài liệu Giảng dạy và Phương pháp luận tiếng Nga cho lớp 10, phân ban xã hội nhân văn. Bài báo miêu tả cấu trúc của cuốn Sách giáo khoa, trình bày phương pháp và cách thức đưa vào các nội dung giảng dạy, biện minh các nguyên tắc xây dựng cuốn Sách giáo khoa, giải thích cấu trúc của các cấu phần và việc phân bổ kiến thức ngữ pháp theo chủ đề và đề mục, giới thiệu các đặc điểm của cuốn Sách giáo khoa, vốn được xây dựng dựa trên việc phát triển tư duy phản biện thông qua đọc và viết. Bài báo cũng trình bày cách sử dụng cuốn “Hướng dẫn phương pháp luận” đi kèm với cuốn Sách giáo khoa, cũng như miêu tả Tuyển tập các bài chính tả và văn tường thuật nằm trong Bộ Tài liệu Giảng dạy và Phương pháp luận.
|
2
|
Tiếng Nga và thực tế văn hóa xã hội / N.A Abramova
// Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ Số 59/2019 (Tháng 10/2019) tr.83-90 Bài báo phân tích sự giám sát mức độ hài lòng của người dân trong việc đảm bảo các nhu cầu ngôn ngữ, phân tích các vấn đề đang tồn tại và đề xuất các biện pháp nhằm phổ biến, gìn giữ tiếng Nga một cách hiệu quả và củng cố vị thế của tiếng Nga như một phương tiện quan trọng nhất giúp nước Nga tăng cường hội nhập với các quốc gia thân thiện và tham gia vào không gian kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của thế giới. Bài báo sử dụng kết quả của một nghiên cứu xã hội học về sự phát triển và phổ biến tiếng Nga như là cơ sở tự xác định bản sắc công dân và ngôn ngữ đối thoại quốc tế trong khuôn khổ chương trình cấp nhà nước “Phát triển Giáo dục” của Liên bang Nga, được thực hiện theo sắc lệnh số 240 của Bộ Giáo dục Liên bang Nga ngày 22/11/2018.
|
|
|
|
|