Dòng Nội dung
1
2
Chương trình và sách giáo khoa môn tiếng Anh trung học phổ thông, hệ chuẩn = English curriculum and textbook in upper secondary education (main stream) / Hoàng Văn Vân. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ Số 26/2011
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2011
tr. 80-96

Bài viết nói về chương trình và sách giáo khoa môn tiếng Anh Trung học phổ thông, hệ chuẩn.

3
4
Dịch "dẫn luận ngữ pháp chức năng" từ tiếng Anh sang tiếng Việt: từ lý luận đến thực tiễn = The translation of "an introduction to functional grammar" from English into Vietnamese: from theory to practice / Hoàng Văn Vân. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ Số 23/2010
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2010
tr. 57-70

Bài viết phân tích những đặc điểm ngôn cảnh, đặ điểm ngữ pháp và diễn ngôn của ngôn bản gốc tiếng Anh. Những nội dung này được tiếp nối bằng hai mục 5 và 6 thiết lập một số nguyên tắc dịch c sang tiếng Việt, trình giải những khó khăn đối với dịch giả trong khi dịch "An introduction to functional grammar" sang tiếng Việt.

5
Khái niệm “Thế nào là biết một ngoại ngữ” và những hàm ý cho nghiên cứu trong dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ = The concept of "What it means to know a foreign language" and its implications for EFL reasearch / Hoàng Văn Vân. // Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Số 44/2015
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2015
tr. 46-56

Mục đích của bài viết này là nhằm trả lời câu hỏi: “Những nội dung và những hướng nghiên cứu nào thuộc lĩnh vực dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ?”. Nhận thấy rằng câu hỏi này có mối quan hệ chặt chẽ với câu hỏi: “Thế nào là biết một ngoại ngữ?”, bài viết dự định trả lời câu hỏi “Thế nào là biết một ngoại ngữ?” trước bằng cách kiểm tra lại các quan điểm khác nhau trong các mô hình khác khau: mô hình truyền thống như nó được khái luận hoá trong phương pháp ngữ pháp – dịch, mô hình cấu trúc do Fries phát triển, mô hình năng lực ngôn ngữ hay mô hình tạo sinh do Chomsky phát triển, mô hình năng lực giao tiếp do Canale và Swain phát triển, và các mô hình ngôn ngữ học ứng dụng khác như đường hướng giao tiếp, đường hướng dựa vào kĩ năng, đường hướng dựa vào nhiệm vụ giao tiếp, đường hướng dựa vào năng lực, và đường hướng dựa vào so sánh – đối chiếu. Phần cuối cùng tóm tắt lại những nội dung đã nghiên cứu, trình bày một số khía cạnh được cho là hình thành nên khái niệm “Thế nào là biết một ngoại ngữ?” và nêu một số hàm ý cho nghiên cứu trong lĩnh vực dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ.