Dòng Nội dung
1
Các từ nối biểu thị nguyên nhân lí do trong tiếng Nhật và tiếng Việt = 日本語とベトナム語のげんいんりゆひょげん / Phạm Thị Thùy Linh ; Ts.Nguyễn Tô Chung hướng dẫn.
Hà Nội : Trường Đại học Hà Nội, 2012.
46 tr. ; 30 cm.


Đầu mục:1 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
2
Nghiên cứu hiện tượng và lý thuyết phê phán: Luận bàn về mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh = Phenomenology and critical theory in the understanding of teacher-student relationship in the classroom / Phạm Thị Thùy Linh. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 55/2018
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2018
tr. 41-49

Bài viết này thảo luận chi tiết hai quan điểm lý thuyết của nghiên cứu định tính là: nghiên cứu hiện tượng (phenomenology) và lý thuyết phê phán (critical theory), đồng thời bàn luận mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh dựa trên hai lý thuyết này. Bài viết cho thấy trong khi nghiên cứu hiện tượng tập trung vào các trải nghiệm cá nhân, và cách họ giải thích hiện tượng trong cuộc sống dựa trên các trải nghiệm đó, lý thuyết phê phán phân tích vấn đề ở tầm vĩ mô hơn. Đối với chủ đề sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, nghiên cứu hiện tượng nhấn mạnh quan điểm cá nhân của giáo viên và học sinh về mối quan hệ của họ trong lớp học. Mặt khác, lý thuyết phê phán tập trung vào các bất lợi của học sinh như một đối tượng ít quyền lực trong lớp học, và cách ứng xử giải quyết sự mâu thuẫn, nhằm mang lại sự thay đổi cho học sinh, trường của họ và cả xã hội. Ngoài ra, chủ đề sự tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng được đặt trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, nơi mà quyền lực xã hội và kiến thức giữa giáo viên và học sinh được coi là không đối xứng.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
3
Niềm tin giảng dạy hiệu quả của giáo viên tiếng Anh : Nghiên cứu điển mẫu tại một trường đại học ở Việt Nam = Self-efficacy of teachers of English: A case study at a university in Vietnam / Phạm Thị Thùy Linh // Tạp chí Khoa học ngoại ngữ Số 61/2020
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2020
tr. 54-69 ; 27 cm

Mục đích của nghiên cứu này là điều tra niềm tin giảng dạy hiệu quả của giáo viên dạy tiếng Anh (TESOL), một lĩnh vực nghiên cứu chưa được chú ý tới nhiều.Nghiên cứu trường hợp này đã tìm hiểu các yếu tố dẫn đến niềm tin giảng dạy hiệu quả của giáo viên tiếng Anh tại một trường đại học ở Việt Nam, dựa trên nhận thức xã hội của Bandura (1986). Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đã cho thấy rất nhiều yếu tố, mà phần lớn nằm trong bốn yếu tố dẫn tới niềm tin giảng dạy hiệu quả xác định bởi Bandura (1997), bao gồm : kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm gián tiếp, đánh giá xã hội và trạng thái sinh lý tình cảm.Cuối cùng, dữ liệu cho ta thấy mối liên quan chặt chẽ giữa những yếu tố này.Đây là một phát hiện nhất quán trong các tài liệu nghiên cứu, cho rằng các yếu tố thường gắn kết củng cố lẫn nhau.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
4