Dòng Nội dung
1
Dạy ngôn ngữ dựa trên tác vụ nhằm nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên = Task based language teaching in improving students' communicative competence / Đào Thị Thanh Hảo. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ Số 49/2016
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2016
tr. 54-63

There has been a popular trend to focus on communication skill rather on grammar translation when teaching English at tertiary settings. Among different approaches to obtain this focus, Task-based Language Teaching appears to be prominent in helping learners improve their communicative competence. This paper presents a research on the use of TBLT in teaching Listening and Speaking skills for students at International Education Center, Hanoi University in order to enhance their communicative competence. The treatment with TBLT lasted for 5 weeks; two instruments to collect data were employed namely Pre-Role-play Test and Post-Role-play Test, and Individual Interview. The study reveals that after the experimental time, the students’ communicative competence improved considerably and their attitudes toward TBLT were rather positive.

2
Kinh nghiệm phát triển khả năng tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện văn hóa xã hội cho người học tiếng Nga như một ngoại ngữ kết hợp sử dụng các phương pháp và công nghệ hiện đại (Tổng quan kinh nghiệm giảng dạy sinh viên tại Việt Nam) / D.S. Trukhanova, V.M. Filippova // Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ Số 59/2019 (Tháng 10/2019)

tr.69-75

Bài báo xem xét vấn đề khả năng tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện văn hóa xã hội như một phần cơ bản trong khả năng giao tiếp của sinh viên nước ngoài trong quá trình nghiên cứu tiếng Nga như một ngoại ngữ. Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn của hàng loạt các nhà phương pháp học, cũng như dựa trên những trải nghiệm thực tế của cá nhân các tác giả (một trong số đó đã có thời gian làm việc tại Việt Nam), tập thể tác giả đề xuất một số biện pháp sử dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ nhằm hỗ trợ việc tối ưu hóa quá trình học tập và phát triển ngôn ngữ thứ hai của người học.

3
Tiềm năng giáo dục từ di sản thư tín của các nhà văn Nga trong nghiên cứu tiếng Nga và văn học / N.I. Charkes // Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ Số 59/2019 (Tháng 10/2019)

tr.76-82

Sử dụng di sản thư tín của các nhà văn Nga trong giờ học môn văn học Nga góp phần thực hiện đầy đủ các mục tiêu giáo dục của giờ học. Ngoài ra, các di sản thư tín đó còn có thể được sử dụng để tổ chức hiệu quả các hoạt động bổ trợ trong các giờ học Văn học Nga. Bài báo này trình bày các phương pháp lồng ghép thư tín vào giờ học môn Văn học và đề xuất sử dụng di sản thư tín của các nhà văn Nga ở trường học. Tác giả cũng đưa ra ví dụ về việc sử dụng các đoạn trích thư tín của các nhà văn Nga trong giờ học và phân tích tính hiệu quả của cách làm này trên lớp cũng như trong các hoạt động ngoại khóa.