Dòng Nội dung
1
Ẩn dụ bản thể “nhân cách hóa” trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt = Personification ontological metaphor in English and Vietnamese political discourses / Nguyễn Tiến Dũng // Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ Số 57/2019 (Tháng 1/2019)
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2019
tr.3-11

Ẩn dụ ý niệm là một công cụ tri nhận quan trọng trong diễn ngôn chính trị giúp người nói ý niệm hóa những khái niệm trừu tượng, tạo ảnh hưởng tích cực và thuyết phục đối với người nghe. Vì lẽ đó, các diễn giả chính trị thường sử dụng ẩn dụ ý niệm để gia tăng hiệu quả các diễn ngôn chính trị. Bài viết này nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ bản thể “nhân cách hóa“, loại ẩn dụ bản thể tiêu biểu nhất với đặc trưng ý niệm hóa vật thể như một con người trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt – một sự lựa chọn phổ biến của nhiều chính trị gia.

2
Ẩn dụ tri nhận về COVID-19 có miền nguồn là CHIẾN TRANH trong trang tin về dịch bệnh đường hô hấp COVID-19 giai đoạn hiện nay = Cognitive metaphors of COID-19 pandemic with the source domain of WAR in current news about COVID-19 pandemic / Trần Văn Phước, Hà Thị Thương. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ Số 68/2021
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2021
tr. 11-25

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với việc sử dụng ngôn ngữ phản ánh về sự kiện này trên các phương tiện truyền thông đại chúng thông qua việc tìm hiểu đặc điểm tri nhận và văn hóa của các biểu thức ẩn dụ về đại dịch này có miền nguồn là CHIẾN TRANH theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Sau đó, đề xuất một số vận dụng trong giảng dạy và dịch thuật.

3
Ẩn dụ ý niệm “TỨC GIẬN là SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN” trong tiếng Việt và tiếng Nhật = Conceptual metaphor "Anger is natural force" in Vietnamese and Japanese / Nghiêm Hồng Vân. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 51/2017
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2017
tr. 11-18

According to Lakoff and his partners, human emotion by nature is very abstract and to a certain extent, is conceptualized and expressed through metaphors based on human-body experiences and cultural models. Lakoff aggregates some metaphors for ‘anger’ such as “ANGER is HEAT”, “ANGER is FIRE”, “ANGER is THE HOT FLUID IN A CONTAINER”, “ANGER is THE LOSS OF CONTROL”, “ANGER is AN OPPONENT (in a struggle)”, “ANGER is A DANGEROUS ANIMAL”, “ANGER is A BURDEN”. However, our survey shows that in Vietnamese and Japanese, there exists a conceptual metaphor "ANGER is NATURAL FORCE" which is not mentioned in Lakoff s thesis. This paper summarizes the number of metaphorical expressions "ANGER is NATURAL FORCE" collected from the Vietnamese and Japanese short stories and discusses the similarities and differences in such metaphor in the two languages.

4
Ẩn dụ ý niệm cuộc đời là cuộc hành trình trong thơ Xuân Quỳnh / Phạm Thị Hương Quỳnh. // Ngôn ngữ. 2015, Số 4 (311).
2015
tr. 60-72

The model of conceptual metaphor is A is B. A is the target domain and B is the source domain. The two domains that participate in conceptual metaphor have special names. The conceptual domain from which we draw metaphorical expressions to understand another conceptual conceptual domain is called source domain, while the conceptual domain that is understood this way is the target domain. The conceptual metaphor LIFE IS A JOURNEY expressing Xuan Quynh’s ways of thinking about life through features pertaining to journey such as the travelers, the vehicle, the journey, the distance covered, the obstacles encountered, decisions about which way to go, and the destination of the journey.

5
Ẩn dụ ý niệm qua các từ ngữ biểu thị tính cách, tâm trạng và cảm xúc có thành tố từ chỉ bộ phận cơ thể người “trái tim” - “jai” trong tiếng Thái = Conceptual metaphor through words denoting characteristics, mood and emotions with elements expressing "heart "- "jai" in Thai / Trịnh Thị Thu Hà. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 51/2017
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2017
tr. 42-52

Ẩn dụ ý niệm từ lâu đã được coi là một công cụ tri nhận hữu hiệu để con người ý niệm hóa các nội dung trừu tượng. Nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người là một trong những nhóm từ ra đời sớm nhất gắn với sự quan sát, nhận thức từ buổi sơ khai của con người và được xếp vào nhóm từ vựng cơ bản của các ngôn ngữ. Tuy nhiên trong đời sống giao tiếp nhóm từ trên được sử dụng một cách khác nhau ở mỗi ngôn ngữ từ cách biểu đạt định danh đến cách thức chuyển nghĩa và cấu tạo nên các cụm từ hoặc được ẩn dụ hóa để biểu trưng các trạng thái tâm lí, tình cảm khác nhau của con người tùy thuộc vào phương thức tư duy và đặc trưng văn hóa của từng dân tộc. Trong bài viết này, tác giả sẽ thu thập và phân tích ẩn dụ ý niệm qua những từ ngữ biểu thị tính cách, tâm trạng và cảm xúc có thành tố từ chỉ bộ phận cơ thể “trái tim” - “jai” trong tiếng Thái dưới góc nhìn của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận.