Dòng Nội dung
1
Phân tích nhu cầu của khóa học giao tiếp nói tiếng Anh dựa trên năng lực cho sinh viên quản trị kinh doanh ở Việt Nam = A needs analysis of a competency-based English oral communication course for Vitenamese business administration undergraduates / Nguyễn Thị Minh Trâm. // Tạp chí khoa học ngoại ngữ 50/2017
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2017
tr. 68-78

Sự chênh lệch giữa năng lực giao tiếp nói tiếng Anh (GTNTA) của sinh viên Quản trị Kinh doanh (QTKD) ở Việt Nam và yêu cầu nơi làm việc ngày càng lớn. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích tiến hành phân tích nhu cầu (PTNC) của một khóa học GTNTA dựa trên năng lực cho sinh viên QTKD. Trong bài nghiên cứu này, cả dữ liệu định tính và định lượng được thu thập trong một nghiên cứu hỗn hợp, gồm có phỏng vấn và bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu này có thể giúp làm phong phú thêm lý thuyết của PCNC khi không chỉ dựa trên quan điểm học thuật (giáo viên, sinh viên) mà còn các bên liên quan (nhà sử dụng lao động và sinh viên tốt nghiệp), và góp phần vào việc áp dụng phương pháp hỗn hợp trong NCNC để bổ sung sự thiếu hụt của các nghiên cứu liên quan đến khóa học GTNTA cho sinh viên QTKD.

2
Phương pháp tiếp cận theo năng lực trong chương trình đào tạo kỹ sư, một vài suy nghĩ về hoạt động giảng dạy môn tiếng Pháp = La démarche "compétences" dans la formation des ingénieurs, réflexions sur les pratiques pédagogiques de l'enseignement du Français / Nguyễn Thị Thanh Hương // Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ Số 58/2019 (Tháng 3/2019)
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2019
tr.88-102

Bài viết này trình bày khái niệm “năng lực” và phương pháp tiếp cận theo “năng lực” được áp dụng trong các trường đại học có sự hỗ trợ của Ủy ban văn bằng kỹ sư Pháp (CTI), cơ quan đảm bảo chất lượng cho chương trình đào tạo trong các trường kỹ thuật. Ngoài ra, tác giả bàn về việc triển khai hệ thống CDIO trong đào tạo tại Việt Nam trong đó có Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (IPH). Cuối cùng, bài viết nhấn mạnh vị trí của việc giảng dạy tiếng Pháp trong quá trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, một nhu cầu ngày càng lớn đối với thị trường lao động. Một ví dụ minh họa hoạt động giảng dạy thử nghiệm môn học “Hội nhập nghề nghiệp” bằng tiếng Pháp theo mô hình hỗn hợp, phối hợp tại chỗ và từ xa được tiến hành trong hai năm sẽ là minh chứng cho những đổi mới sư phạm có thể áp dụng để giảng dạy tiếng Pháp theo định hướng nghề nghiệp trong các trường đại học Việt Nam.