Dòng Nội dung
1
Ánh xạ ẩn dụ ý niệm Thị trường chứng khoán là Biển trong các bản tin thị trường chứng khoán tiếng Việt. / Nguyễn Thị Thanh Huyền. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 2 (282)
2019.
tr. 11-15

Bài viết nghiên cứu ẩn dụ về Thị trường chứng khoán dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Bài viết tập trung vào một loại ẩn dụ ý niệm nổi bật về Thị trường chứng khoán, đó là THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ BIỂN, trong đó trình bày kết quả khảo sát trên khối liệu là các bản tin thị trường chứng khoán tiếng Việt năm 2017 và phân tích cơ chế ánh xạ của ẩn dụ này.

2
Các phương thức xây dựng hệ thuật ngữ Mĩ thuật Tiếng Việt. / Lê Thị Mỹ Hạnh. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 2 (282)
2019.
tr. 16-22

Dựa trên quan niệm về các phương thức tạo thành thuật ngữ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trên cơ sở khảo sát 1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, bài báo đã xác định được ba phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt và đã miêu tả, phân tích cụ thể các phương thức này: chuyển từ thông thường thành thuật ngữ; chuyển thuật ngữ của các ngành khoa học khác thành thuật ngữ mĩ thuật và tiếp nhật thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài.

3
Hư từ trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm. / Lê Thị Hương. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 1(281)
2019.
tr. 28-32

Hư từ là những từ không có nghĩa từ vựng rõ, không dùng độc lập và không làm thành phần câu và kiểu câu, biểu lộ tình cảm, cảm xúc. Trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, hư từ không thể thiếu vì nó sẽ giúp cho việc diễn đạt thêm rõ ràng, cụ thể, tự nhiên. Nhưng thơ ca bác học thường tránh dùng hư từ, vì chúng được coi là loại từ có tính chất khẩu ngữ. Tuy nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng lớp hư từ một cách nghệ thuật và đầy biểu cảm góp phần vào thành công chung của tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập.

4
Một số văn bản quản lí hành chính nhà nước dưới góc nhìn của lí thuyết lập luận. / Phan Thị Thu Thủy. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 2 (282)
2019.
tr. 23-28

Lập luận trong quyết định và thông tư phục vụ cho mục đích ban hành văn bản là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và điều chỉnh hành vi con người. Lập luận trong Quyết định. Thông tư được tổ chức chặt chẽ, các luận cứ lí trí là chủ yếu. Quan hệ lập luận thể hiện

5
Một vài định hướng chuẩn hóa thuật ngữ kinh tế thương mại Tiếng Việt. / Trần Quốc Việt. // Ngôn ngữ & Đời sống. Số 1 (281)
2019
tr. 33-39

Ngày nay, vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ kinh tế thương mại( KTTM) tiếng Việt có vai trò to lớn và cần thiết trong lĩnh vực KTTM. Để có thể làm tốt vấn đề trên, bài báo sẽ đưa ra một vài gợi ý và giải pháp nhằm chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ KTTM tiếng Việt.