Dòng Nội dung
1
Hỗ trợ và thúc đẩy nội động lực của sinh viên trong việc học kĩ năng viết luận / Vũ Thị Phương Thảo. // Kỷ yếu hội thảo khoa học giáo viên năm học 2020-2021 Khoa tiếng Anh 1/2021
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2021
tr. 174-185

Không chỉ các nhà nghiên cứu mà cả các nhà giáo dục và giáo viên trực tiếp giảng dạy đều thừa nhận tầm quan trọng của động lực học tập đối với kết quả học tập của sinh viên vì nó xác định mức độ tích cực của người học vào quá trình học tập của chính họ.Vì vây, bài viết này được thực hiện với mục đích chia sẻ cách thức hỗ trợ sinh viên lớp Viết 3 hình thành và duy trì nội động lực trong quá trình học kĩ năng viết 3 tại Khoa tiếng Anh. Cấu trúc của bài báo này bao gồm các phần nội dung mô tả về khóa học viết, quy trình hỗ trợ của giáo viên và kết quả ban đầu.

2
Lí thuyết về dạy học phát huy động lực nội sinh và cách tổ chức trò chơi điện tử trong giảng dạy / Dương Thị Diễm. // Kỷ yếu hội thảo khoa học giáo viên năm học 2020-2021 Khoa tiếng Anh 1/2021
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2021
tr. 36-41

Creating motivation for learners has always been a priority for many instructors and educational researchers. Motivation, characterized by different elements, is divided into two main kinds: intrinsic and extrinsic motivation. In comparison to extrinsic motivation, intrinsic motivation is supposed to bring aboout more benefits and educational values. Thus, it is necessary to create an intrinsically motivating instructional environment. One way is to use computer games for instruction. This paper will present Malone's (1981) theories of intrinsically motivating instruction and his proposed framework for the incorporation of computer games in an instructional environment.

3
Lợi ích của việc sử dụng phương pháp Content-Based Instruction (lồng ghép kiến thức) với động lực đọc nội tại của người học / Nguyễn Thanh Hoa. // Kỷ yếu hội thảo khoa học giảng viên lần thứ nhất năm học 2021-2022 Khoa tiếng Anh 10/2021
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2021
tr. 66-79

Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu lí do tại sao phương pháp Lồng ghép kiến thức lại được cho là có tác động tích cực tới động lực nội tại của sinh viên.

4
Lồng ghép hoạt động đọc hẹp vào khóa học kỹ năng đọc chuyên sâu nhằm thúc đẩy động lực đọc của sinh viên = Integrating narrow reading activity in an intensive reading course to foster students' reading motivation / Đinh Thị Bích Ngọc, Vũ Thị Nhung // Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ Số 58/2019 (Tháng 3/2019)
Hà Nội : Đại học Hà Nội, 2019
tr. 51-63

Nghiên cứu này trình bày sự thay đổi trong quan điểm của sinh viên đối với việc đọc thông qua việc tham gia vào hoạt động đọc hẹp và tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động đọc hẹp trong khóa học dạy kỹ năng đọc tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu có sự tham gia của 68 sinh viên năm thứ hai ngành Ngôn ngữ Anh, đang tham gia khóa học Kỹ năng Đọc hiểu 3 được lồng ghép hoạt động này. Dữ liệu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi thăm dò ý kiến sinh viên. Kết quả chỉ ra rằng hoạt động đọc hẹp có khả năng thúc đẩy động lực đọc tài liệu của sinh viên, đồng thời tăng cường kỹ năng đọc, phát triển kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng tự học của sinh viên. Nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng động lực tác động từ các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn hơn so với động lực tác động từ các yếu tố bên trong của sinh viên khi tham gia hoạt động này. Do vậy, một số gợi ý để triển khai hoạt động một cách hiệu quả được đưa ra nhằm giúp các giảng viên ngoại ngữ có thể áp dụng hoạt động này một cách hiệu quả trong việc giảng dạy kỹ năng đọc cho sinh viên.